Trong quá trình tổ chức giờ học, các phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng một cách linh hoạt và cụ thể hoá thành những biện pháp dạy học phù hợp thông qua các bước lên lớp của từng bài cụ thể. Các bài Học vần
được triển khai theo một quy trình chung. Tuy nhiên, do chương trình quy
định mỗi nhóm bài có mục đích riêng, và từđó có nội dung và cấu trúc bài học khác nhau, quy trình chung sẽ được cụ thể hoá cho phù hợp với mỗi nhóm bài.
1. Để dạy tiếng Việt một cách hiệu quả, cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học, trong đó có ba phương pháp đặc thù của việc dạy tiếng: phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp giao tiếp, phương pháp luyện tập theo mẫu.
Phân môn Học vần cũng phải sử dụng các phương pháp kể trên bằng những hình thức phù hợp.
2. Quá trình tổ chức giờ Học vần gồm có các bước cơ bản: I. Kiểm tra bài cũ
II. Dạy – học bài mới 1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới 3. Luyện tập
III. Củng cố, dặn dò
Tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu, nội dung của từng nhóm bài, quy trình dạy từng dạng bài có thể được triển khai theo quy trình riêng có sự khác biệt nhất định so với các dạng bài khác.
Khi dạy các bài Làm quen, giáo viên cần chú ý rằng đây là những bài học dành cho học sinh mới đến trường nên phải tổ chức tiết học một cách linh hoạt, uyển chuyển. Cần đưa học sinh vào nền nếp học tập bằng một không khí vui tươi hấp dẫn, phải tạo điều kiện để các em tham gia vào hoạt động tập thể một cách chủđộng và hào hứng.
Với các bài Âm - vần mới, quy trình lên lớp vẫn gồm các bước cơ bản như đã giới thiệu. Các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh trong phần bài mới là
đọc âm / vần mới, đọc tiếng / từ ngữ mới, từ ngữứng dụng và bài đọc ứng dụng; tập viết chữ ghi âm, vần, tiếng mới; luyện nghe - nói theo chủđề. Nhóm bài Ôn tập không nhằm cung cấp kiến thức và kĩ năng về các âm, vần mới mà có mục đích ôn lại các âm, vần đã học. Đểđạt mục đích này, nội dung các bài ôn tập có sự khác biệt nhất định so với các bài dạy âm, vần mới, và kéo theo đó là sự khác biệt về cách thức tổ chức bài học.
Sự khác biệt về quy trình dạy học giữa nhóm bài Âm - vần mới và nhóm bài Ôn tập thể hiện rõ nhất ở tiết 1. Trong tiết học này, ở các bài Ôn tập, thay vì giới thiệu âm, vần mới, giáo viên giúp học sinh tái hiện lại những âm, vần đã học và ghép chúng với một số vần, âm khác để tạo thành các tiếng thực.
ở tiết 2 của bài Ôn tập, do nội dung luyện nghe - nói là tập nghe, nhớ cốt truyện và tập kể lại một phần câu chuyện đã nghe nên cách thức tổ chức cho học sinh luyện nghe nói cũng khác với nội dung luyện nghe - nói theo chủđề trong kiểu bài Âm - vần mới.
Có thể tìm hiểu quy trình lên lớp các nhóm bài Học vần trong sách Tiếng Việt 1 (sách giáo viên) và cuốn “Hỏi đáp về sách Tiếng Việt 1”.
Hoạt động tìm hiểu việc tổ chức dạy các kiểu bài học vần gồm có 2 nhiệm vụ cụ thể :
- Phân tích các phương pháp dạy học chủ yếu trong phân môn Học vần - Xây dựng quy trình lên lớp các bài học thuộc mỗi nhóm bài Học vần, thiết kế bài soạn và thực hành tổ chức dạy học bài Học vần.
Nhiệm vụ của hoạt động 4
Nhiệm vụ 1. Phân tích các phương pháp dạy học chủ yếu trong phân môn Học vần
1. Làm việc cá nhân:
Đọc thông tin cho hoạt động 4 và các TLTK dưới đây, ghi chép thông tin về phương pháp dạy học Học vần: tác dụng của phương pháp, các thao tác cụ thể, …
- Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt (phần Các phương pháp dạy học Tiếng Việt)
- Tiếng Việt 1 tập 1 (sách giáo viên) - Hỏi đáp về sách Tiếng Việt 1 2. Hoạt động tập thể:
- Thảo luận nhóm về phương pháp dạy học Học vần (chú ý tới sự vận dụng các phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung vào phân môn Học vần). - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. Giáo viên giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin về phương pháp dạy học Học vần.
4. Cả lớp xem băng hình trích đoạn tiết dạy Học vần, thảo luận về sự vận dụng các phương pháp dạy học trong một bài Học vần cụ thể.
Nhiệm vụ 2. Xây dựng quy trình lên lớp các nhóm bài Học vần, thiết kế bài soạn và thực hành tổ chức dạy học bài Học vần
1. Làm việc cá nhân:
Đọc tài liệu tham khảo như ở nhiệm vụ 1, ghi chép các nội dung về quy trình tổ chức các nhóm bài Học vần, tìm điểm chung và sự khác biệt về quy trình dạy học các nhóm bài.
2. Hoạt động tập thể:
- Thảo luận nhóm về quy trình lên lớp của từng nhóm bài Học vần. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. Giáo viên giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin về quy trình tổ chức từng nhóm bài Học vần.
Đánh giá hoạt động 4
Sinh viên thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Phân tích các phương pháp dạy học Học vần, làm rõ sự vận dụng các phương pháp dạy học nói chung vào phân môn Học vần.
2. Phân tích một bài soạn Học vần cụ thể (do sinh viên tự soạn hoặc lấy từ
tập bài soạn có sẵn), nhận xét về ý tưởng phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học trong bài soạn đó.
3. Nêu quy trình lên lớp chung cho các bài Làm quen (Bài dạy gồm có mấy bước? Đó là những bước nào?)
4. Thiết kế và thử dạy một bài Làm quen.
5. Nêu quy trình lên lớp chung cho các bài thuộc nhóm Âm - vần mới. 6. Thiết kế và thử dạy một bài dạy Âm - vần mới.
7. Nêu quy trình lên lớp chung cho các bài thuộc nhóm Ôn tập. 8. Thiết kế và thử dạy một bài Ôn tập.