Trong luận văn này phổ PL của các NC và cấu trúc nano lõi/vỏ đƣợc đo trên ba thiết bị khác nhau là:
Thiết bị Varian Cary Eclipse tại Viện Vật lý, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phổ kế huỳnh quang này sử dụng nguồn
sáng kích thích là đèn Xe phát ánh sáng liên tục trong khoảng bƣớc sóng từ 200 nm đến 900 nm và có cơng suất 450 W. Phổ kế huỳnh quang Cary Eclipse sử dụng đầu thu là ống nhân quang điện (PMT) có độ nhạy cao.
Hệ đo LABRAM-1B tại Viện Khoa học vật liệu, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Phổ kế tại Viện Khoa học vật liệu, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Các mẫu NC CdS/ZnSe đã đƣợc chế tạo bằng phƣơng pháp hóa ƣớt. Trong luận văn này, hai thông số công nghệ đã đƣợc khảo sát là thời gian phản ứng và nhiệt độ phản ứng trong khi tất cả các thông số công nghệ khác đều đƣợc giữ nguyên.
Các phƣơng pháp khảo sát đặc trƣng của NC CdS/ZnSe nhƣ hình dạng, kích thƣớc, cấu trúc tinh thể, đặc trƣng dao động và tính chất hấp thụ quang, PL của chúng đã đƣợc trình bày.
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Phân bố kích thƣớc của nano tinh thể CdS
Các NC CdS chế tạo đƣợc bằng phƣơng pháp hóa ƣớt với kỹ thuật bơm nóng trong hệ phản ứng ODE-OA-TOP có bƣớc sóng phát xạ trong khoảng từ 415 - 478 nm với FWHM hẹp. Phổ hấp thụ và phổ huỳnh quang của mẫu NC CdS chế tạo tại nhiệt độ 310oC đƣợc trình bày trên hình 3.1. Có thể nhận thấy phổ hấp thụ có 3 đỉnh hấp thụ exciton đầu tiên khá rõ nét. Ba trạng thái exciton rõ nhất quan sát thấy là: 1S3/21Se, 1P3/21Pe và 2S3/21Se. Huỳnh quang FWHM khoảng 16,5 nm, phản ánh sự phân bố kích thƣớc hẹp của các NC CdS đã chế tạo đƣợc.