MỘT SỐ LOẠI NHIỄU TRONG HỆ THỐNG OFDM-CDMA.[1 ]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng nhiễu pha lên việc đồng bộ trong hệ OFDM CDMA (Trang 37 - 42)

CDMA.[1 ]

2.1.1 NHIỄU GAUSS TRẮNG .

Tạp âm trắng Gauss có mật độ phổ công suất là đồng đều trong cả băng thông và tuân theo phân bố Gauss. Theo phƣơng thức tác động thì nhiễu Gauss là nhiễu cộng. Nhiễu trắng có thể do nhiều nguồn khác nhau gây ra nhƣ thời tiết, do

bộ khuếch đại ở máy thu, do nhiệt độ, hay do con ngƣời. Nhiễu nhiệt-sinh ra do

sự chuyển động nhiệt của các hạt mang điện gây ra-là loại nhiễu tiêu biểu cho nhiễu Gauss trắng cộng tính tác động đến kênh truyền dẫn. Đặc biệt, trong hệ thống OFDM, khi số sóng mang phụ là rất lớn thì hầu hết các thành phần nhiễu khác cũng có thể đƣợc coi là nhiễu Gauss trắng cộng tính tác động trên từng kênh con vì xét trên từng kênh con riêng lẻ thì đặc điểm của các loại nhiễu này thỏa mãn các điều kiện của nhiễu Gauss trắng cộng tính.

2.1.2 NHIỄU LIÊN KÝ HIỆU ISI.

ISI gây ra do trải trễ đa đƣờng. Trong môi trƣờng đa đƣờng, ký hiệu phát đến đầu vào máy thu với các khoảng thời gian khác nhau thông qua nhiều đƣờng khác nhau. Sự mở rộng của chu kỳ ký hiệu gây ra sự chồng lấn giữa ký hiệu hiện thời với ký hiệu trƣớc đó và kết quả là có nhiễu liên ký hiệu (ISI). Trong OFDM, ISI thƣờng đề cập đến nhiễu của một ký hiệu OFDM với ký hiệu trƣớc đó.Để giảm ISI, cách tốt

nhất là giảm tốc độ dữ liệu. Nhƣng với nhu cầu hiện nay là yêu cầu tốc độ truyền phải tăng nhanh. Do đó giải pháp này là khơng thể thực hiện đƣợc. Đề nghị đƣa ra để giảm ISI và đã đƣợc đƣa vào ứng dụng thực tế là chèn tiền tố lặp CP vào mỗi ký hiệu OFDM đóng vai trị là khoảng bảo vệ (GI).

2.1.3 NHIỄU LIÊN SÓNG MANG ICI.

Trong OFDM, phổ của các sóng mang chồng lấn nhƣng vẫn trực giao với sóng mang khác. Điều này có nghĩa là tại tần số cực đại của phổ mỗi sóng mang thì phổ của các sóng mang khác bằng khơng. Máy thu lấy mẫu các ký hiệu dữ liệu trên các sóng mang riêng lẻ tại điểm cực đại và điều chế chúng tránh nhiễu từ các sóng mang khác. Nhiễu gây ra bởi các dữ liệu trên sóng mang kế cận đƣợc xem là nhiễu xuyên kênh (ICI) .

ICI xảy ra khi kênh đa đƣờng thay đổi trong khoảng thời gian bằng độ kéo dài khoảng ký hiệu OFDM. Dịch Doppler trên mỗi thành phần đa đƣờng gây ra dịch tần số trên mỗi sóng mang, kết quả là mất tính trực giao giữa chúng. ICI cũng xảy ra khi một ký hiệu OFDM bị nhiễu ISI. Sự lệch tần số sóng mang của máy phát và máy thu cũng gây ra nhiễu ICI trong hệ thống OFDM.

2.1.4 NHIỄU ĐỒNG KÊNH (Co-Channel Interference).

Nhiễu đồng kênh xảy ra khi cả hai máy phát trên cùng một tần số hoặc trên cùng một kênh. Máy thu điều chỉnh ở kênh này sẽ thu đƣợc cả hai tín hiệu với cƣờng độ phụ thuộc vào vị trí của máy thu so với hai máy phát.

Nhiễu đồng kênh thƣờng gặp trong hệ thống thơng tin số ơ, trong đó để tăng hiệu suất sử dụng phổ bằng cách sử dụng lại tần số. Nhƣ vậy có thể coi nhiễu đồng kênh trong hệ thống ô là nhiễu gây nên do các ô sử dụng cùng một kênh tần số.

Đặc trƣng cho loại nhiễu này là tỉ số sóng mang trên nhiễu (C/I). Tỉ số này đƣợc định nghĩa là cƣờng độ tín hiệu mong muốn trên cƣờng độ tín hiệu nhiễu sau lọc cao tần và nó thể hiện mối quan hệ giữa cƣờng độ tín hiệu mong muốn so với nhiễu đồng kênh từ các BTS khác.

27 Một số loại nhiễu…

2.1.5 NHIỄU ĐA TRUY NHẬP (Multiple Access Interference).

Nhiễu đa truy nhập là nhiễu do các tín hiệu của các ngƣời dùng giao thoa với nhau, là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến dung lƣợng của hệ thống.

Khả năng giảm thiểu nhiễu đa truy nhập MAI (Multiple Access Interference) dựa vào tính tƣơng quan chéo của mã trải phổ. Trong trƣờng hợp truyền đa đƣờng đòi hỏi rất khắt khe của viễn thông di động, khả năng phân biệt một tín hiệu thành phần từ nhiều thành phần khác trong tín hiệu thu tổng hợp đƣợc cung cấp bởi tính tự tƣơng quan của mã trải phổ.

Để khử MAI ngƣời ta thƣờng dùng các phƣơng pháp trực giao nhƣng trên thực tế khơng thể có sự trực giao hồn tồn. Do đó MAI vẫn tồn tại trong các hệ thống đa truy nhập.

Hình 2.1: Nhiễu đa truy cập.

2.1.6 NHIỄU DO KÊNH TRUYỀN.[1 ] 2.1.6.1 Pha-đinh đa đƣờng Rayleigh. 2.1.6.1 Pha-đinh đa đƣờng Rayleigh.

Pha-đinh Rayleigh là loại pha-đinh (pha-đinh phẳng) sinh ra do hiện tƣợng đa đƣờng (Multipath Signal) và xác suất mức tín hiệu thu đƣợc suy giảm so với mức tín hiệu phát đi tuân theo phân bố Rayleigh. Loại pha-đinh này thƣờng là pha-

đinh nhanh vì sự suy giảm cơng suất tín hiệu rõ rệt trên khoảng cách ngắn (tại các

nửa bƣớc sóng) từ 10-30dB.

Trong mơi trƣờng đa đƣờng tín hiệu thu đƣợc suy giảm theo khoảng cách do sụ thay đổi pha của các thành phần đa đƣờng (thay đổi pha là do các thành phần tín hiệu đến máy thu vào các thời điểm khác nhau đến trễ lan truyền. Trễ lan truyền sẽ gây ra sự xoay pha của tín hiệu).

Hình 2.2: Các tín hiệu đa đường.

Pha-đinh Rayleigh gây ra do sự giao thoa (tăng hoặc giảm) bởi sự kết hợp của các sóng thu đƣợc. Khi bộ thu di chuyển trong không gian pha giữa các thành phần đa đƣờng khác nhau thay đổi gây ra giao thoa cũng thay đổi, từ đó dẫn đến sự suy hao cơng suất tín hiệu thu đƣợc. Phân bố Rayleigh thƣờng đƣợc sử dụng để mô tả trạng thái thay đổi theo thời gian của cơng suất tín hiệu nhận đƣợc.

Trải trễ

Trải trễ (Delay spread) là khoảng chênh lệch thời gian giữa tín hiệu thu trực tiếp và tín hiệu phản xạ thu đƣợc cuối cùng tại bộ thu do hiệu ứng đa đƣờng. Trong thông tin vơ tuyến, trải trễ có thể gây nên nhiễu xuyên ký hiệu ISI. Điều này là do tín hiệu sau khi trải trễ có thể chồng lấn đến các kí tự lân cận. Nhiễu xuyên kí tự sẽ tăng khi tốc độ tín hiệu tăng. Điểm bắt đầu của hiệu ứng tăng đáng kể khi trải trễ lớn hơn khoảng 50% chu kỳ bit. Trong kỹ thuật OFDM, tốc độ tín hiệu giảm sau khi qua bộ S/P làm cho chu kỳ tín hiệu tăng. Từ đó làm giảm nhiễu ISI do trải trễ.

29 Một số loại nhiễu…

Hình 2.3: Trải trễ đa đường.

2.1.6.2 Pha-đinh lựa chọn tần số.

Trong truyền dẫn vô tuyến đáp ứng phổ của kênh là khơng bằng phẳng, nó bị dốc và suy giảm do phản xạ dẫn đến tình trạng có một vài tần số bị triệt tiêu tại đầu thu. Phản xạ từ các vật gần nhƣ mặt đất, cơng trình xây dựng, cây cối có thể dẫn đến các tín hiệu đa đƣờng có cơng suất tƣơng tự nhƣ tín hiệu nhìn thẳng. Điều này sẽ tạo ra các điểm “0”(nulls) trong cơng suất tín hiệu nhận đƣợc do giao thoa.

2.1.6.3 Dịch Doppler.

Khi bộ phát và bộ thu chuyển động tƣơng đối với nhau thì tần số của tín hiệu tại bộ thu khơng giống với tần số tín hiệu tại bộ phát. Cụ thể là : khi nguồn phát và nguồn thu chuyển động hƣớng vào nhau thì tần số thu đƣợc sẽ lớn hơn tần số phát đi, khi nguồn phát và nguồn thu chuyển động ra xa nhau thì tần số thu đƣợc sẽ giảm đi. Hiệu ứng này đƣợc gọi là hiệu ứng Doppler. Độ dịch Doppler có thể tính theo công thức: , , , cos 1 cos 2 c D p D d D p vf v f t c           ( 2.1)

Với c c f  trong đó fc là tần số nguồn phát và c là tốc độ ánh sáng, ,

cosD plà góc đƣờng thứ p, fD,p tần số dịch Doppler của đƣờng thứ p sẽ là phần

cộng thêm hay bớt đi tùy theo hƣớng chuyển động.

Chúng ta đã xem xét một số loại nhiễu cơ bản trong hệ thống OFDM-CDMA, vậy ảnh hƣởng của chúng lên việc đồng bộ nhƣ nào, vì sao chúng lại gây ảnh hƣởng đến hiệu năng và chất lƣợng hệ thống ? Để giải quyết vấn đề trên sau đây ta sẽ xem xét vấn đề đồng bộ trong hệ OFDM-CDMA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng nhiễu pha lên việc đồng bộ trong hệ OFDM CDMA (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)