Các chỉ số thủy hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nguyễn thị hạnh (Trang 65 - 72)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá chất lƣơ ̣ng nƣớc bằng các chỉ số thủy lý hóa

3.2.2. Các chỉ số thủy hóa

Một số chỉ số thủy hóa của 4 đợt khảo sát trong năm 2012 được thể hiện ở bảng 11, bảng 12 và bảng 13.

Bảng 11. Một số các yếu tố thủy hóa tại KVNC năm 2012 TT Yếu tố thủy hóa Đơn vị tính

Bãi biển Nhật Lệ Bãi biển ở khu Resort QCVN10:

2008/BTNMT (Cột I) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 1 pH 7,41 7,41 7,52 7,49 7,32 7,37 7,38 7,40 6,5-8,5 2 DO mg/l 5,32 5,32 5,32 5,85 5,32 6,31 6,15 5,32 ≥ 5 3 COD mg/l 10 9 16 14 9 9 9 11 ≤ 3 4 BOD5 mg/l 5,3 6 9 8 4 4 5 7 -

Ghi chú: Dấu (-) là không quy định

QCVN 10:2008/BTNMT (Cột I) – Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ áp dụng đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh.

(Nguồn: Chi cục BVMT tỉnh Quảng Bình)

Từ bảng 12 chúng tơi có nhận xét sau:

+ Độ pH của nước ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phân bố và hoạt động sống của thủy sinh vật. Ví dụ pH thấp (q trình chua hóa thủy vực) là mơi trường thuận lợi làm tăng các ion kim loại như Al, Fe, Mn… gây độc cho thủy sinh vật.

Qua bảng 12 cho thấy, giá trị pH của nước tại các điểm quan trắc và vào các thời điểm khác nhau trong năm có sự chênh lệch khơng nhiều, dao động từ 7,32 đến 7,52 và nằm trong quy chuẩn cho phép đối vớichất lượng nước biển ven bờ, áp dụng cho vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.

+ Oxy hòa tan (DO) là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước.Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó có đủ một lượng DO nhất định.Nếu như hàm lượng DO xuống đến 4 – 5mg/l,số lượt sinh

vật có thể sống được trong nước sẽ giảm mạnh.Nếu hàm lượng DO xuống quá thấp, nước sẽ có mùi và trở nên đen, các sinh vật không thể sống được.

Kết quả khảo sát hàm lượngDO tại khu vực nghiên cứu dao động ít, từ 5,32mg/l đến 6,31 mg/l, đều đạt trên mức cho phép so với QCVN 10:2008/BTNMT áp dụng cho vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.

+ Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa tồn bộ các hợp chất hữu cơ trong nước. Do vậy, COD phản ánh tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước. Kết quả khảo sát tại KVNC được thể hiện trên bảng 12 cho thấy, hàm lượng COD vượt mức cho phép củaQCVN10:2008/BTNMT áp dụng cho vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh. Cụ thể tại 2 địa điểm thu mẫu, hàm lượng COD có sự dao động từ 9mg/l đến 16mg/l, vượt hơn gấp 3 đến 4 lần so với tiêu chuẩn cho phép.Điều này chứng tỏ, chất lượng nước tại vùng cửa sông nghiên cứu đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ.

+ Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) tại KVNC có sự dao động từ 4mg/l đến 9mg/l. Kết quả quan trắc này khơng có ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh vật, đặc biệt là các loài cá.

Nhìn chung, trừ hàm lượng COD cao, các chỉ tiêu về độ pHvà hàm lượng oxy hịa tan, oxy sinh hóa trong nước tại KVNC là tương đối tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các thủy sinh vật trong nước đặc biệt là các loài cá.

Đối với hàm lượng một số muối hịa tan trong nước, kết quả phân tích qua 4 đợt khảo sát trong năm 2012 được trình bày ở bảng 12.

Bảng 12. Hàm lƣợng một số muối hòa tan trong nƣớc tại KVNC năm 2012 TT Hàm lƣợng các chất Đơn vị tính

Bãi biển Nhật Lệ Bãi biển ở khu Resort QCVN10:

2008/BTNMT (Cột I) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 1 Amoni (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,01 0,02 0,01 0,05 0,02 0,01 ≤ 0,1 2 Florua (F- ) mg/l 1,36 1,17 1,75 1,43 1,34 0,12 1,41 1,45 ≤ 1,5 3 Sunfua (S2-) mg/l 0,01 0,004 0,001 0,007 0,004 0,005 0,003 0,004 ≤ 0,005 4 Cyanua (CN-) mg/l 0,037 0,003 0,005 0,004 0,029 0,007 0,006 0,006 ≤ 0,005

Từ bảng 12cho thấy, hàm lượng một số muối hòa tan trong nước có sự dao động qua các thời điểm quan trắc khác nhau.

+ N là một trong những nguyên tố cơ bản của sự sống. Hợp chất chứa N được gọi là thành phần dinh dưỡng trong phạm trù nước thải và là đối tượng gây ô nhiễm khá trầm trọng cho môi trường. Đặc biệt là trong môi trường nước giàu chất dinh dưỡng (N) sẽ gây các hiện tượng tảo và thủy thực vật khác phát triển rất nhanh. Từ kết quả quan trắc (bảng 12) cho thấy tại bãi biển Nhật Lệ có sự dao động từ 0,01 - 0,02 mg/l; tại bãi biển khu vực Resort dao động từ 0,01 - 0,05 mg/l. Hàm lượng muối amoni tại KVNC ở mức độ này vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN10: 2008/BTNMTáp dụng đối với vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.

+ Hàm lượng muối Florua (F-) cao sẽ gây hại cho thủy sinh vật, đặc biệt là các lồi cá. Tại hai địa điểm khảo sát, nhìn chung hàm lượng muối Florua thấp nhất vào đợt 2 (tháng 5/2012) và cao nhất vào đợt 3 và đợt 4 (tháng 8 – tháng 10/2012). Tuy nhiên, tại khu vực bãi biển Nhật Lệ vào đợt 3 (tháng 8), hàm lượng muối là 1,75 mg/l đã vượt mức cho phép là 0,25 mg/l so vớiQCVN10: 2008áp dụng đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh.

+ Hàm lượng muối Sunfua (S2-):Tại 2 điểm khảo sát có sự dao động từ 0,001 – 0,007 mg/l. So với QCVN10: 2008áp dụng đối với vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh thì hàm lượng muối Sunfua đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 0,002 mg/l đến 0,005 mg/l.

+ Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng muối Cyanua (CN-) tại hai điểm có sự dao động từ 0,029 – 0,007 mg/l. Tại bãi biển khu vực Resort, hàm lượng muối vượt mức cho phép 0,002 mg/l vào đợt 3 (tháng 8); vào đợt 4 (tháng 10) vượt 0,001 mg/l so với QCVN10: 2008áp dụng đối với vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.

Như vậy, tại KVNC vào các thời điểm khác nhau trong năm, hàm lượng các muối có sự dao động và vượt mức cho phép ở mức thấp.

Bảng 13. Hàm lƣợng một số kim loại tại KVNC năm 2012

TT Tên kim loại

Đơn vị tính Bãi biển Nhật Lệ Bãi biển ở khu Resort QCVN10:2008/BTNMT

(Cột I) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 1 Cr (VI) mg/l 0,009 0,009 0,007 0,012 0,006 0,008 0,005 0,012 ≤ 0,02 2 Fe mg/l 0,04 0,02 0,04 0,03 0,03 0,05 0,04 0,03 ≤ 0,1 3 Cu mg/l 1,94 0,07 0,09 0,07 1,62 0,09 0,09 0,11 ≤ 0,03 4 Mn mg/l 0,1 0,4 0,1 0,4 0,2 0,3 0,3 0,1 ≤ 0,1 5 Zn mg/l 0,11 0,07 0,04 0,02 0,09 0,12 0,07 0,03 ≤ 0,05 6 As mg/l K K K K K K K K ≤ 0,01 7 Cd mg/l 0,39x10-3 0,39x10-3 0,041x10-3 0,38x10-3 0,34x10-3 0,32x10-3 0,36x10-3 0,31x10-3 ≤ 0,005 8 Hg mg/l 0,09x10-3 0,08x10-3 0,18x10-3 0,35x10-3 0,26x10-3 0,25x10-3 0,27x10-3 0,29x10-3 ≤ 0,001 9 Coliform MPN/100ml 220 920 1220 1.430 300 830 2040 2150 ≤ 1000

Ghi chú: K - Không phát hiện

QCVN 10:2008/BTNMT (Cột I) – Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ áp dụng đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh.

Hàm lượng một số kim loại nặng cũng ảnh hưởng đến thành phần loài cá và độ phong phú của chúng. Hàm lượng một số kim loại trong nước ở KVNC được thể hiện qua bảng 13.

Kết quả quan trắc một số kim loại nặng trong nước biển ven bờ tại hai điạ điểm cho thấy, các giá trị thu được phần lớn nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép theo quy chuẩn như các kim loại Cr, Fe, Cd, Hg. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu có hàm lượng vượt quá quy chuẩn như hàm lượng kim loại Cu tại hai điểm khảo sát dao động từ 0,07 –mg/l – 1,94 mg/l, vượt mức cho phép từ 0,04 mg/l đến 1,64 mg/l so với QCVN10: 2008/BTNMTáp dụng đối với vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.

Hàm lượng Mn dao động trong khoảng 0,1mg/l – 0,4mg/l, vượt giới hạn cho phép từ 1 đến 4 lần. Hàm lượng Zn dao động từ 0,02 mg/l – 0,12 mg/l, vượt giới hạn cho phép từ 0,02 mg/l đến 0,07 mg/l.

Hàm lượng Coliform dao động từ 220 - 2150MPN/100ml, vượt giới hạn cho phép vào đợt 3 và đợt 4 tại hai địa điểm khảo sát so vớiQCVN10: 2008/BTNMTáp dụng đối với vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh. Đặc biệt, hàm lượng As không phát hiện thấy trong khu vực nghiên cứu.

Nhìn chung, chất lượng nước biển ven bờ tại hai địa điểm quan trắc có xu hướng giảm dần vào mùa khô và phần lớn các kim loại nặng trong nước có hàm lượng cao hơn vào thời điểm quan trắc đợt 2 và đợt 3.

Như vậy, thông qua kết quả quan trắc của 19 chỉ tiêu thủy lí hóa tại KVNC, có một số chỉ tiêu đã vượt quá QCVN10:2008/BTNMT áp dụng cho vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh. Điều này chứng tỏ chất lượng nước tại cửa sơng Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình đã bị ơ nhiễm nhẹ, do đó độ phong phú về thành phần loài thủy sinh vật đặc biệt là các loài cá tại đây cũng bị giảm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nguyễn thị hạnh (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)