Nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến động chất lượng nước biển vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2001 2011 (Trang 64)

1.3.5 .Tai biến địa chất,thiên tai và biến đổi khí hậu

b) Hiện trạng nước biển tại vùng đệm vịnh Hạ Long:

3.2. Nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm

3.2.1 Các nguyên nhân

Có 6 ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường của vịnh Hạ Long, đó là: i) Do điều kiện tự nhiên, biến đổi khí hậu

ii) Do sự gia tăng dân số, q trình đơ thị hóa và phát triển xây dựng

iii) Do các hoạt động phát triển công nghiệp, năng lượng và khai thác khoáng sản

iv) Do các hoạt động phát triển nông nghiệp – thủy hải sản v) Do các hoạt động giao thông vận tải trên biển

Đề củng cố nhận xét về nguồn nói trên, học viên đã tiến hành khảo sát ý kiếncủa người dân, kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Khảo sát người dân về ảnh hưởng của các hoạt động động gây ô

nhiễm nước biển vịnh Hạ Long trong dân cư thành phố Hạ Long

Nguyên nhân/Hoạt động

Tác động

Rất cao Cao Vừa Ít Khơng

Điều kiện tự nhiên, biến đổi

khí hậu 1 14 15 41 29 100

Gia tăng dân số, q trình đơ thị hóa và phát triển xây dựng

60 34 5 1 0 100

Phát triển công nghiệp, năng lượng và khai thác khoáng sản

48 20 17 15 0 100

Phát triển nông nghiệp và

nuôi trồng thủy hải sản 5 4 35 40 16 100

Giao thông vận tải trên biển 30 39 28 3 0 100

Phát triển thương mại, dịch

vụ, du lịch 55 36 8 1 0 100

169/600 147/600 108/600 101/600 45/600

Với số lượng 100 phiếu thăm dò thu về thì phần lớn người dân đều cho rằng tác động của mức cao nhất đối với chất lượng nước biển là về các hoat động: Gia tăng dân số và đơ thị hóa (60/100), phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch (55/100), công nghiệp, năng lượng và khai thác khống sản (48/100). Trong đó với 6 nguồn thải này thì các phiếu thu về đều gần như đánh giá mức tác động của các nguồn thải này ở mức rất cao và cao (169/600 và 147/600) chứng tỏ sự đồng tình khá cao của những người được khảo sát.

Sáu nguyên nhân trên tập trung từ 3 nguồn phát thải vào vịnh Hạ Long gây ơ nhiễm nước biển đó là: nguồn tại chỗ, nguồn từ đất liền đưa ra và nguồn từ biển đưa

3.2.2 Ô nhiễm do nguồn từ đất liền đưa ra

Nguồn từ đất liền đưa ra bao gồm: sự gia tăng chất thải rắn từ các q trình gia tăng dân số, đơ thị hóa, xây dựng và phát triên dịch vụ thương mại.

a) Gia tăng dân số và q trình đơ thị hóa

Dân sống trong vùng đệm và vùng phụ cận của vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh đã chiếm 47% dân số cả tỉnh, trong khi đó diện tích vùng đệm và vùng vùng phụ cận này chỉ chiếm 15,4%.

Bảng 3.4: Gia tăng dân số tại vùng đệm và vùng phụ cận vịnh Hạ Long [16]. STT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) ật độ dân số (ngƣời/km2) Năm 2006 Năm 2010 Năm 2006 Năm 2010 1 Hạ Long 271,5 200.774 218.492 741 803 2 Cẩm Phả 339 160.745 176.005 474 517 3 Yên Hưng 325,9 129.504 132.345 415 420 4 Cả tỉnh 6.100 1.091.800 1.160.000 179 189

Tốc độ đơ thị hóa ở Quảng Ninh diễn ra khá nhanh, đặc biệt là thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả. Q trình đơ thị hóa ở đây khơng chỉ là quy hoạch mở rộng về không gian, hệ thống hạ tầng kỹ thuật – hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư mà cịn có nhiều khu đơ thị mới, khu du lịch được hình thành. So với tỷ lệ dân thành thị của cả nước (35%), Quảng Ninh có tỷ lệ dân thành thị rất cao. Năm 1995, tỷ lệ dân số thành thị là 43,8%, năm 2004 là 45,1% và năm 2009 là 50,3%, đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau Tp Hồ Chí Minh và Tp Đà Nẵng) với số dân thành thị là 575.939 người. Riêng thành phố Hạ Long, dân số thành thị là 100% năm 2010.

Trong vùng lõi vịnh Hạ Long có khoảng 700 hộ ngư dân với 1.500 nhân khẩu, sinh sống trên 4 làng chài: Ba Hang, Của Vạn, Cống Tàu, Vông Viêng thuộc phường Hùng Thắng thành phố Hạ Long. Phương thức sống chủ yếu trên nhà bè và thuyền gỗ, sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Những hộ dân này là một trong những nguồn gây ô nhiễm vịnh.

Nguồn thải dân sinh, đặc biệt trong điều kiện gia tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến biến động tài nguyên, môi

trường. Hầu hết các trung tâm đô thị và khu công nghiệp quan trọng của tỉnh Quảng Ninh đều tập trung ở dải ven bờ vịnh. Dọc theo chiều dài bờ biển của tỉnh có khoảng gần 60% xã phường, thị trấn và khoảng 70% dân cư toàn tỉnh đang sinh sống.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ninh đã đưa ra định mức cấp nước trung bình năm 2010 là 120 l/người/ngày và đến năm 2020 là 160 l/người/ngày. Do vậy, lượng nước thải sinh hoạt toàn tỉnh năm 2010 khoảng 134.880

m3/ngày và năm 2020 khoảng 197.920m3

/ngày. Đối với thành phố Hạ Long lượng

nước cấp sinh hoạt khoảng 160 l/người/ngày x 218.492 người = 26.219 m3/ngày trong

năm 2010 và 34.959 m3/ngày vào năm 2020. Nếu lấy hệ số phát nước thải theo đầu

người khu vực đô thị là 0,1 m3

/ngày, thì tổng lượng nước thải của các khu đô thị

Quảng Ninh năm 2010 là 57.600 m3/ngày, trong đó của thành phố Hạ Long là 21.849

m3/ngày, chiếm 38%. Theo ước tính của Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh, 90% tổng

lượng nước thải các khu đô thị đổ ra sông, biển qua hệ thống cống chung.

Riêng đối với thành phố Hạ Long, công tác thu gom xử lý nước thải của thành phố luôn được quan tâm đầu tư. Tỷ lệ hộ dân tại đô thị được sử dụng hệ thống cống của thành phố là 90%. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có hai nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt là nhà máy nước thải Ao Cá và nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh với

công suất trên 10.000 m2/ngày. Giai đoạn năm 2010-2015, thành phố tiếp tục đầu tư

hai nhà máy xử lý nước thải nữa nhằm xử lý tối đa lượng nước thải sinh hoạt ra môi trường. Tuy nhiên, theo nhận định của Sở TN&MT Quảng Ninh, nước thải sinh hoạt của nhiều khu dân cư khu vực Hạ Long, Cẩm Phả hiện tại vẫn đổ trực tiếp ra biển. Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại các khu dân cư, đô thị ven biển thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý.

Trong những năm qua, tốc độ đơ thị hóa diễn ra rất nhanh tại vùng ven bờ vịnh Hạ Long đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, q trình đơ thị hóa nhanh đã tạo ra sức ép nhiều mặt, trong đó lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Tính trung bình mỗi năm, lượng chất thải rắn tăng khoảng 10%, tập trung ở các đô

công nghiệp như Hạ Long, Cẩm Phả,…Lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình tồn tỉnh năm 2010 khoảng 400 tấn/ngày và gia tăng vào năm 2015 khoảng 600 tấn/ngày.

Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: chất hữu cơ, cao su, nhựa, giấy, bìa carton, giẻ vun, kim loại, thuỷ tinh, gốm sứ, đất đá, gạch, cát. Tỷ lệ phần trăm thành phần rác thải không ổn định, biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất. Nhìn chung, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 40% - 65% tổng lượng chất thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn của thành phố Hạ Long, chất thải hữu cơ chiếm 75%.

Theo bảng 3.5, tại vùng đệm và vùng phụ cận của vịnh Hạ Long, lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày rất cao so với những khu vực khác trong tỉnh, ví dụ thành phố Hạ Long, Cẩm Phả (0,95 và 0,93 kg/người/ngày). Nếu không được thu gom xử lý thích hợp, đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường vịnh.

Bảng 3.5: Chất thải rắn phát sinh tại các đô thị tỉnh Quảng Ninh năm 2010[15].

TT Địa phƣơng (kg/ngƣời/ngày) Phát sinh TT Địa phƣơng (kg/ngƣời/ngày) Phát sinh

1 Hạ Long 0,95 8 Tiên Yên 0,60

2 Cẩm Phả 0,93 9 Đơng Triều 0,60

3 ng Bí 0,65 10 Hoành Bồ 0,70

4 Móng Cái 1,10 11 Vân Đồn 0,70

5 Ba Chẽ 0,60 12 Đầm Hà 0,60

6 Y n Hưng 0,70 13 Bình Liêu 0,60

7 Hải Hà 0,70 14 Cô Tô 0,60

Công tác thu gom chất thải rắn đô thị tại thành phố Hạ Long do công ty cổ phần môi trường đô thị Indevco thực hiện. Lượng rác thu gom hàng ngày khoảng 200 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom rác thải tại khu vực đô thị khoảng 90%, khu vực xa trung tâm khoảng 70-75%. Năm 2009, công ty xử lý chất thải Hạ Long đã đưa vào vận hành nhà máy xử lý chất thải Hạ Long với công suất xử lý 150 tấn/ngày. Đồng thời, việc xử lý các nguồn rác thải từ dân cư lâu nay chủ yếu là chôn lấp. Một số địa điểm chôn lấp rác thải của thành phố như Hà Lầm, Hà Khẩu ln trong tình trạng q tải từ lâu. Nơi

chôn lấp rác thải lại xen kẽ với khu dân cư nên tình trạng ơ nhiễm các khu dân cư cũng đang trong tình trạng báo động. Cùng với đó, người dân sinh sống bên bờ vịnh có thói quen xử lý rác thải bằng cách đổ trực tiếp ra vịnh. Vì vậy, những hoạt động dân sinh này gây ô nhiễm nguồn nước vịnh khá lớn.

Mặt khác, q trình đơ thị hóa tại vùng ven bờ vịnh Hạ Long đặt ra một yêu cầu mở rộng quỹ đất. Tuy nhiên, quy hoạch mở rộng quỹ đất đô thị đã phát sinh các vấn đề môi trường bức xúc. Hoạt động lấn biển xây dựng các khu đô thị đáp ứng nhu cầu nhà ở người dân diễn ra mạnh mẽ. Theo thống kê sơ bộ tại thành phố Hạ Long có 13 dự án đã san lấp với 630ha, chủ yếu lấn biển; thị xã Cẩm Phả san lấp khoảng 540ha (9 dự án). Hoạt động lấn biển để mở rộng quỹ đất, quy hoạch các khu công nghiệp, cảng biển, nhà máy, khu đô thị, giao thông trên địa bàn tỉnh cũng là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước biển ven bờ. Hậu quả gây ra là tình trạng bồi lắng trầm tích ra biển, chiếm dụng diện tích rừng ngập mặn, làm giảm khả năng tự làm sạch của nước.

b) Nguồn các hoạt động du lịch và dịch vụ

Thương mại, du lịch và dịch vụ tỉnh Quảng Ninh phát triển với tốc độ khá nhanh. Giai đoạn 2006-2010, giá trị tăng thêm của ngành đạt trung bình 17,82%/năm, vượt mức kế hoạch (15-16%/năm).

Hoạt động du lịch, dịch vụ trên biển chủ yếu tập trung ở vùng vịnh Hạ Long, một số ít ở khu vực vịnh Bái Tử Long và Móng Cái. Năm 2008 trên vịnh Hạ Long có khoảng trên 350 tàu du lịch hoạt động, trong đó: 46 tàu đạt tiêu chuẩn 3 sao, 55 tàu đạt tiêu chuẩn 2 sao, 106 tàu đạt tiêu chuẩn 1 sao, 99 tàu đạt tiêu chuẩn tối thiểu, còn lại là các tàu thải (thời gian khai thác trên 10 năm, khơng có chương trình cải hốn, khơng lắp đặt thiết bị bảo đảm vệ sinh môi trường). Đến hết năm 2011, số tàu thuyền hoạt động trên vịnh Hạ Long đã tăng lên 475 chiếc.

Năm 1996, vịnh Hạ Long đón 236 lượt khách thì đến năm 2005 là 1.418.136 lượt khách. Những tháng đầu năm 2010, lượng khách tới Hạ Long tăng mạnh. Khách du lịch đến Hạ Long đạt 4.031.098 lượt khách = 115% so cùng kỳ năm 2010, trong đó khách quốc tế đạt 2.063.700 lượt =116% so cùng kỳ, doanh thu đạt 2.236 tỷ đồng đạt

Bảng 3.6: Số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long từ năm 1996- 2010 [13].

Năm Ngƣời VN Số lƣợt khách tham quan Vịnh Hạ Long Ngƣời nƣớc ngoài Cộng

1996 236

2000 554.870 297.562 852.432

2005 608.775 809.361 1.418.136

2009 1.381.104 1037.307 2.418.431

đầu năm 2010 1.967.398 2.063.700 4.031.098

Sự phát triển của ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng (cơ sở lưu trú, nhà hàng, tàu thuyền du lịch,…) đã gây ra áp lực đáng kể đối với môi trường vịnh Hạ Long cũng như dải ven biển Quảng Ninh.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2010, tổng lượng nước thải sinh hoạt và dịch vụ phát sinh với mức tối thiểu 1-2 ngày

là 2,1-4,2 triệu m3/năm nước thải (tiêu chuẩn thải là 70 lít/người/ngày), trong đó có

nước thải khơng qua xử lý đổ trực tiếp ra biển. Lượng rác thải phát sinh khoảng 1.550- 3.100 tấn/năm (3,1 triệu khách/năm, tiêu chuẩn thải là 0,5 kg/người/ngày). Hiện nay mới chỉ có trạm xử lý nước thải khu vực Bãi Cháy, còn các khu vực khác đều xử lý bằng biện pháp cục bộ, không đảm bảo tiêu chuẩn xả thải. Rất nhiều khu nhà nghỉ nằm dọc ven bờ biển có hệ thống nước thải chảy trực tiếp từ bể phốt ra biển, gây ô nhiễm môi trường nước và cát trên bờ biển. Bên cạnh đó cịn số lượng lớn khách du lịch hàng năm (khoảng trên 3 triệu khách) phát sinh lượng chất thải gấp 4 lần so với lượng phát thải trong sinh hoạt của người dân địa phương, càng tăng áp lực đối với việc khai thác tài nguyên và tác động tiêu cực tới môi trường ven bờ vịnh

Hoạt động du lịch, dịch vụ trên biển chủ yếu tập trung ở vùng vịnh Hạ Long. Với số lượng tàu hoạt động trên vịnh là 475 và khoảng trên 500 tàu nước ngoài đỗ trên vịnh Hạ Long, lượng nước thải, rác thải phát sinh là rất lớn. Việc tiếp nhận chất thải từ các tàu để xử lý trên bờ cịn nhiều bất cập và khó kiểm sốt. Sự gia tăng này đã tạo nên sức ép đối với môi trường sinh thái của khu Di sản. Bên cạnh đó, mỗi năm khoảng 100.000 lượt chuyến tàu xuất bến sẽ tiêu thụ số lượng nhiên liệu không nhỏ, kèm theo đó là lượng phát thải khí độc hại và dầu thải, nguy sự cố đắm tàu và tràn dầu. Đây là những tác động tiêu cực nhạy cảm nhất đối với môi trường và cảm quan du lịch trên

tàu xuất bến, vận chuyển hơn 22.000 lượt khách tham quan vịnh. Đặc biệt, số lượng du khách đông đảo được tập trung tại một số điểm du lịch và các hang động điển hình tại vùng lõi Di sản Thiên nhiên Thế giới sẽ tác động tiêu cực tới các giá trị thẩm mỹ, giá trị địa chất cũng như các giá trị sinh học tại đây.

Các nhà hàng ven biển và nhà hàng nổi trên vịnh Hạ Long (100 nhà hàng) làm phát sinh chất thải (chất thải lỏng và chất thải rắn) gây ô nhiễm môi trường nước và cảnh quan do nước thải chưa được xử lý triệt để.

c) Nguồn các hoạt động công nghiệp

Ngành công nghiệp ven bờ vịnh Hạ Long nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung ln duy trì có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị sản xuất bình quân tăng 15,8%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đạt giá trị lớn (đến năm 2010 đạt 54,76%) và sẽ duy trì ổn định ở mức trên 50%. Các ngành công nghiệp chủ yếu ảnh hưởng đến môi trường vịnh Hạ Long là khai thác than, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm và chế biến hải sản. Sản xuất công nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai khống và tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp chế tạo, chế biến.

- Khai thác, chế biến và vận chuyển than: Từ năm 2005 đến hết năm 2009 sản lượng khai thác than nguyên khai tại Quảng Ninh đã tăng 1,32 lần, từ 33,5 triệu tấn lên 44,3 triệu tấn/năm. Các trung tâm khai thác chế biến vận chuyển than quy mô lớn nằm chủ yếu tại Hạ Long và Cẩm Phả. Hiện nay khu vực Hạ Long – Cẩm Phả có khoảng 17 mỏ khai thác than hầm lò và 12 mỏ khai thác than lộ thiên, với 4 nhà máy sàng tuyển lớn và hệ thống 15 cảng than lớn nhỏ. Hệ thống cảng than với nhiều qui mô khác nhau, trong đó có nhiều cảng nhỏ lẻ khơng được đầu tư cơ sở hạ tầng nằm rải rác dọc ven bờ từ Hạ Long đến Cẩm Phả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến động chất lượng nước biển vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2001 2011 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)