11: cơ sở hạ tầng mạng, trong DS: Cuối cùng, để gói truyền được giữa hai điểm truy
BGiá trị của nhãn thời gian
Trạm 1
Khung beacon
Hình 3.41 Truyền beacon trong mạng 802.11 đặc biệt khi bận
Beacon interval 1 2 B2 Độ trễ ngẫu nhiên Trạm 2 Môi trường B B B B t Busy Busy Busy Busy
BGiá trị của nhãn thời gian Giá trị của nhãn thời gian
Beacon interval
Môitrường truyền
Khung beacon
Hình 3.40. Truyền beacon trong hạ tầng mạng 802.11 bận
3.2.3.2. Roaming
Mạng không dây điển hình trong các tòa nhà yêu cầu nhiều hơn một điểm truy cập để bao trùm mọi phòng. Phụ thuộc vào tính vững chắc và nguyên liệu của tường, một điểm truy cập có thể truyền khoảng 10-20 m nếu là truyền thông chất lượng cao. Nếu người dùng đi lại xung quanh trạm không dây, trạm phải dời khỏi một điểm truy cập tới một đơn vị dịch vụ cung cấp khác. Di chuyển giữa các điểm truy cập được gọi là Roaming. Các bước trong roaming giữa các điểm truy cập như sau:
Một trạm quyết định rằng chất lượng liên kết hiện thời để điểm truy cập AP1 là quá nghèo. Trạm sau đó bắt đầu quét các điểm truy cập khác.
Quá trình quét bao gồm cả hoạt động tìm kiếm BSS khác và có thể cũng sử dụng để cài đặt một BSS mới trong trường hợp mạng đặc biệt. IEEE 802.11 chỉ rõ quét trên đơn hay đa kênh (nếu tầng vật lý có khả năng) sự khác nhau giữa quét thụ động và quét chủ động. Quét thụ động đơn giản là nghe môi trường truyền để tìm một mạng khác, ví dụ đạng nhận beacon của mạng khác đưa (phát) ra bằng chức năng đồng bộ trong điểm truy cập. Quét chủ động bao gồm gửi thăm dò trên mỗi kênh truyền và chờ phản hồi. Beacon và phản hồi thăm dò bao gồm thông tin cần thiết để kết nối một BSS mới.
Trạm sau đó sẽ lựa chọn điểm truy cập tốt nhất cho roaming cơ sở, ví dụ tín hiệu khỏe và gửi yêu cầu kết nối điểm truy cập AP2 lựa chọn.
Điểm truy cập mới AP2 trả lời với một đáp ứng kết nối. Nếu đáp ứng thành công trạm sẽ rời sang điểm truy cập mới Ap2. Mặt khác, trạm vẫn tiếp tục quét các điểm truy cập mới.
Điểm truy cập chấp nhận yêu cầu kết nối với trạm mới trong BSS để hệ thống phân tán (DS). Hệ thống DS sau đó cập nhật dữ liệu bao gồm địa phương hiện tại của trạm không dây. Dữ liệu này là cần thiết cho việc chuyển tiếp các khung giữa các BSS khác nhau.
KẾT LUẬN
Mạng Wireless Lan hiện nay đang có một vị trí rất quan trọng và bước đầu mang lại sức hấp dẫn trong đời sống hiện đại. Phương thức kết nối mới này thực sự đã mở ra cho người sử dụng 1 sự lựa chọn tối ưu, bổ sung cho các phương thức kết nối truyền thống dùng dây.
Chính vì vậy mà Wireless Lan trở thành đề tài “nóng” trên các diễn đàn. Việc bạn muốn tìm hiểu về nó trở nên rất dễ dàng. Một số trường đại học cũng trang bị hệ thống mạng không dây để mang lại sự mới mẻ trong việc đào tạo. Trường Đại Học DLHP, nơi mà em đang theo học, cũng là một trong những số đó. Thiết nghĩ như vậy nên em đã lựa chọn đề tài Wireless Lan làm đề tài báo cáo của mình với hy vọng rằng mình sẽ hoàn thành được những mục tiêu mà đồ án đặt ra.
Với sự lỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ từ nhiều phía như nhà trường, thầy giáo hướng dẫn, em đã hoàn thành song đồ án của mình. Em đã trình bày được những hiểu biết của mình về mạng WLAN và thiết lập một mạng WLAN dựa trên những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nhà trường tại phòng A101 với diện tích gần 40m2, cho 9 máy. Đồng thời em đã trình bày về kiến trúc hệ thống, kiến trúc giao thức của mạng WLAN. Em hy vọng rằng với tính chất cô đọng và dễ hiểu thì đồ án này sẽ đem lại được cái nhìn tổng quan và hoàn thiện nhất về mạng WLAN cho bất kỳ ai đọc nó.
Hướng phát triển tiếp theo của đề tài chính là thiết lập một hệ thống mạng WLAN ở quy mô lớn hơn như: WMAN, WGAN, hay xa hơn nữa là WIMAX chẳng hạn.