Tổng hợp các vụ vi phạm công ước CITES vận chuyển qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp đối với việc tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã phổ biến trên địa bàn hà nội (Trang 44 - 107)

cảng hàng không quốc tế Nội Bài từ 2011-2014

(Nguồn: Phịng Chống bn lậu và xử lý vi phạm, Cục Hải quan Hà Nội, 2014)

STT Thời gian bắt giữ Loại hàng vận chuyển Khối lượng

1. 16/10/2011 Sừng tê giác 03 khúc

2. 30/12/2011 Ngà voi 18 khúc (61.64 kg)

3. 16/3/2012 Sản phẩm mỹ nghệ từ ngà voi vòng tay) 105 chiếc 4. 04/4/2012 Sừng tê giác 7 khúc 5. 04/4/2012 Sừng tê giác 11 khúc 6. 22/6/2012 Sản phẩm mỹ nghệ từ ngà voi 28 kg sản phẩm mỹ nghệ từ ngà voi 7. 23/7/2012 Ngà voi 2 chiếc

8. 29/8/2012 Ngà voi và sừng tê 8.3 kg ngà voi; 3 chiếc sừng tê 9. 4/11/2012 Sừng tê giác 7 chiếc, 23.5 kg

10. 8/11/2012 Ngà voi 26 khúc ngà voi, 120 kg

11. 03/12/2012 Sừng tê 7 chiếc

12. 08/01/2013 Ngà voi 13 khúc

13. 01/4/2013 Sản phẩm từ ngà voi 238 chiếc vòng đeo tay; 200 chiếc đũa

14. 04/5/2013 Sừng tê giác 19 miếng, 2,15 kg 15. 30/05/2013 Sừng tê giác 3 miếng, 0,8 kg 16. 08/01/2014 Xương sư tử 1 bộ, 40 kg 17. 22/06/2014 Xương hổ 4 túi 18. 02/07/2014 Xương động vật 4 kg 19. 31/7/2013 Ngà voi 11 khúc (48 kg) 20. 06/9/2013 Ngà voi và các sản phẩm từ ngà voi 140 kg 21. 15/3/2014 Ngà voi 51 kg (11 khúc) 22. 07/02/2014 Vòng mỹ nghệ chế tác từ ngà voi 16 chiếc vòng 23. 27/10/2014 Sừng động vật nghi có nguồn gốc

từ sừng tê giác 20 miếng

24. 01/11/2014 Sừng động vật nghi có nguồn gốc

2. Những biện pháp đã được thực hiện nhằm giảm thiểu tình trạng bn bán và tiêu thụ ĐVHD tiêu thụ ĐVHD

2.1. Những nhóm giải pháp đã được triển khai 2.1.1. Kiện tồn khung chính sách, pháp luật 2.1.1. Kiện tồn khung chính sách, pháp luật

A. Các văn bản trong nước

Các Quy định, Luật, Quyết định, Nghị định, Thông tư liên quan đến quản lý, bảo vệ và xử lý vi phạm các hành động buôn bán và tiêu thụ ĐVHD trái phép là khung pháp lý quan trọng trong việc điều tiết luật pháp, hướng dẫn các cơ quan, đối tượng buôn bán, người tiêu dùng nhận thức đúng đắn về buôn bán và tiêu thụ trái phép ĐVHD.

Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống chính sách về bn bán động, thực vật hoang dã ở nhiều mức độ từ chính sách, văn bản luật và dưới luật. Hệ thống chính sách về bn bán động, thực vật hoang dã đã được ban hành tương đối sớm và dần được bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam và phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Một số văn bản pháp luật quy định về buôn bán động thực vật hoang dã trái phép đã được Việt Nam ban hành có nội dung liên quan đến việc thực hiện giảm thiểu tình trạng săn bắt, tiêu thụ ĐVHD:

Quy định về quản lý

- Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004)

- Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004

- Luật Đa dạng Sinh học (2008)

- Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

- Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm

- Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

- Danh mục các lồi thủy sinh q hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển và Danh mục những đối tượng bị cấm khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Quyết định 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/09/2008 về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi

- Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng

- Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/09/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường

- Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường chỉ đạo các biện pháp kiểm sốt, bảo tồn các lồi ĐVHD nguy cấp, q hiếm

Quy định xử lý vi phạm

- Bộ Luật Hình Sự (1999, sửa đổi bổ sung năm 2009) - Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;

- Thơng tư Liên tịch 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC- TANDTC ngày 08/03/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

- Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;

- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm 2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản

- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường

- Các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/ 2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010; Thông tư số 13/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/3/2009 hướng dẫn một số vấn đề quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ và quản lý lâm sản; Thông tư 90/2008/TT-BNN ngày 28/08/2008 hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu.

Nhóm các văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm

Nhóm các văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ động vật thuộc danh mục lồi nguy cấp, q hiếm quy định chính sách chung, định hướng chiến lược, kế hoạch hành động, hoặc các biện pháp cấp bách trực tiếp liên quan đến bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm bao gồm:

- Quyết định số 485/2008/QĐ-TTg ngày 02/5/2008 ban hành Đề án bảo vệ các lồi thủy sinh q hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 11/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 Cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật ĐVHD thuộc các Phụ lục của Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES);

- Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học với quy định về việc giảm tiêu thụ, buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã;

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học cả nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 20/02/2014 về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm sốt bảo tồn các lồi ĐVHD nguy cấp, quý hiếm.

Các chính sách/kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ ĐVHD

- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2003).

- Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm sốt bn bán động, thực vật hoang dã đến năm 2010 (2004).

- Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, thực hiện Công ước Đa dạng Sinh học (CBD) và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (2007).

- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 (2007).

B. Các cam kết quốc tế về quản lý buôn bán ĐVHD

- Cơng ước CITES

Hiện nay, có 164 quốc gia tham gia vào Công ước CITES. Để đáp ứng yêu cầu quốc tế về tầm quan trọng của các lồi hoang dã và vai trị của Việt Nam trong hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã tại Đông Dương, Việt Nam đã tham gia vào Công ước về Buôn bán Quốc tế các lồi động, thực vật hoang dã nguy cấp (Cơng ước CITES) và trở thành thành viên chính thức (Số 121) vào ngày 20 tháng 01 năm 1994.

- Thỏa thuận ASIAN – WEN

ASEAN-WEN (The Association of Southeast Asian Nations Wildlife Enforcement Network) là viết tắt của Mạng lưới thực thi pháp luật về lồi hoang dã của Đơng Nam Á. Đó là mạng lưới thực thi pháp luật về ĐVHD lớn nhất có liên quan đến cảnh sát, hải quan và các cơ quan môi trường của tất cả 10 nước. Cụ thể hơn, ASEAN-WEN là một mạng lưới tích hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan CITES, hải quan, cảnh sát, cơng tố viên, tổ chức chính phủ chuyên ngành thực thi pháp luật về ĐVHD và cơ quan thực thi pháp luật khác của các nước thành viên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác qua biên giới để chống buôn bán ĐVHD bất hợp pháp trong khu vực, trở thành mạng lưới liên chính phủ lớn nhất trên thế giới đối phó với tội phạm về ĐVHD.

- Diễn đàn hổ toàn cầu

Ngày 21/11/2010, tại thành phố Saint Petersburg, Nga đã diễn ra Diễn đàn toàn cầu về bảo tồn hổ đã được chính thức khai mạc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một diễn đàn về bảo tồn một loài hoang dã dang đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Trong 3 ngày làm việc, Hội nghị sẽ thảo luận và thông qua hai văn bản quan trọng, đó là Chương trình tồn cầu về bảo tồn hổ và Tuyên bố chung Saint Petersburg về bảo tồn hổ.

Tại phiên khai mạc, 13 quốc gia có hổ đã phát biểu cam kết trong việc bảo tồn loài hổ. Việt Nam cũng cam kết thực hiện mục tiêu chung của Sáng kiến toàn cầu về bảo tồn hổ, trong đó nhấn mạnh Việt Nam xác định cơng tác bảo tồn hổ như là một hợp phần quan trọng trong nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tuyên bố London

Ngày 13/2/2014, đại diện cho hơn 50 quốc gia và một số tổ chức liên chính phủ quốc tế đã tham dự Hội nghị London về bn bán trái phép lồi hoang dã do Chính phủ và Hồng gia Vương quốc Anh tổ chức tại thủ đô London. Kết thúc hai ngày làm, lãnh đạo cấp cao của các quốc gia trên thế giới đã thông qua Tuyên bố London về chống buôn bán trái phép ĐVHD, đồng thời nhất trí tăng cường những biện pháp khẩn cấp và quyết liệt nhằm ngăn chặn vấn nạn này trên phạm vi toàn cầu. Bản tuyên bố ghi nhận quy mô và đánh giá hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, môi trường do nạn bn bán trái phép lồi ĐVHD gây ra; đồng thời thể hiện quyết tâm chấm dứt vấn nạn này bằng nhiều giải pháp và hành động cụ thể.

2.1.2. Tăng cường thực thi pháp luật

Song song với việc ban hành và điều chỉnh khung chính sách, pháp lý việc tăng cường thực thi pháp luật cũng được Việt Nam chú trọng, với nhiều cơ quan chức năng đảm nhiệm các vai trị có liên quan đến cơng tác quản lý, giám sát, xử lý các vấn đề liên quan đến ĐVHD như cảnh sát phịng chống tội phạm về mơi trường, kiểm lâm, hải quan, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường,…

Nhằm tăng cường cho công tác thực thi pháp luật về lĩnh vực môi trường, năm 2006, Bộ Công an đã quyết định thành lập Cục Cảnh sát Phịng chống tội phạm về mơi trường với chức năng chính là đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về

bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm xử lý các vi phạm liên quan đến ĐVHD.

Các công cụ pháp luật hỗ trợ cho cơng tác kiểm sốt và xử lý vi phạm liên quan đến buôn bán, tiêu thụ ĐVHD cũng đã được tăng cường theo hướng mạnh mẽ hơn. Bộ luật tố tụng hình sự (2003) bổ sung quy định kiểm lâm có quyền và trách nhiệm khởi tố, điều tra hình sự các hành vi phạm tội và xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, kinh doanh lâm sản. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (2009) cũng gia tăng quyền hạn điều tra cho lực lượng Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển.

2.1.3. Truyền thông nâng cao nhận thức

Người dân Hà Nội quan niệm về việc sử dụng sản phẩm từ ĐVHD để làm thực phẩm, đồ trang trí và nhất là làm thuốc là vấn đề khơng có gì nghiêm trọng. Trong bối cảnh như vậy, các biện pháp đề phòng và ngăn chặn, bao gồm cả luật pháp và công tác giáo dục, tuyên truyền, là rất cần thiết để hạn chế việc sử dụng sản phẩm từ ĐVHD.

Venkatarama (2007) chỉ ra rằng truyền hình là nguồn cung cấp thông tin phổ biến nhất về ĐVHD (94%), tiếp theo là báo viết (55%), sách và tạp chí (19%). Nhìn chung, các cuộc họp, hội thảo và diễn thuyết nơi cơng cộng chỉ giữ vai trị tương đối khiêm tốn trong việc cung cấp thơng tin về bảo vệ vật ĐVHD [1] (Hình 15).

Hình 15. Tỷ lệ % các nguồn cung cấp thông tin về ĐVHD cho người được phỏng vấn (Nguồn: Bina Venkatarama, 2007)

Theo kết quả khảo sát của Viện Xã hội học (2014), các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn là nguồn cung cấp thông tin quan trọng về bảo vệ ĐVHD cũng như bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học nói chung, với gần 95% người trả lời họ nhận được thơng tin, kiến thức qua truyền hình, 38% qua báo chí, 38% từ Internet, 15% từ sách/tạp chí/tời rơi, và chỉ có 2,4% nhận từ radio. Kết quả phân tích sâu hơn cho thấy, tỷ lệ nhận được thơng tin về ĐVHD từ truyền hình khơng khác biệt nhiều theo các đặc điểm nhân khẩu xã hội cơ bản của người trả lời như giới tính, tuổi, học vấn, khu vực kinh tế hay mức thu nhập. Tuy nhiên, tỷ lệ nhận được thơng tin về ĐVHD từ Internet, sách/tạp chí tăng lên rõ rệt theo trình độ học vấn và giảm theo độ tuổi của người trả lời. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhận được thơng tin về ĐVHD từ bạn bè/người thân tăng theo độ tuổi và tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn.

Biện pháp truyền thông qua các kênh thông tin

Với hơn 700 cơ quan báo chí , đây là một kênh thơng tin quan trọng để nâng cao kiến thức, hiểu biết và nhận thức của công chúng. Thống kê cho thấy số lượng bài viết liên quan đến ĐVHD trên báo chí tăng 400% trong riêng trong hai năm 2002 và 2003

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp đối với việc tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã phổ biến trên địa bàn hà nội (Trang 44 - 107)