CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.2. Du lịch nông thôn bền vững
1.1.2.1. Hệ thống nguyên tắc du lịch nông thôn bền vững a. Phát triển du lịch bền vững
Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải:
- Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trị chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
- Về xã hội và văn hóa: Tơn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.
- Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.
Khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ mơi trường mà cịn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích cơng bằng cho các nhóm đối tượng tham gia.
Theo nghiên cứu của Djekic S, (2007) các nguyên lý của du lịch bền vững cụ thể là:
- Du lịch bền vững và vấn đề môi trường:
+ Bảo tồn môi trường thiên nhiên và đa dạng sinh học là ưu tiên số một của du lịch bền vững. Hoạt động du lịch cần hòa nhập với hệ sinh thái và khu dân cư địa phương. Các hoạt động du lịch bao gồm cơ sở hạ tầng, tham quan thường có tác động tiêu cực với môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học, cần phải có đánh giá tác động
môi trường chặt chẽ. Các hoạt động du lịch ở miền núi cần được quản lý theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học địa phương.
+ Hoạt động du lịch bền vững cần đảm bảo các phương thức giao thơng, vận chủn cần thân thiện với mơi trường, ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.
+ Các hoạt động du lịch dã ngoại như nông nghiệp, đi săn, đánh cá, thể thao…ở các vùng sinh thái nhạy cảm cần đảm bảo là bảo tồn được các loài sinh học tự nhiên.
- Du lịch bền vững và các yếu tố xã hội văn hóa:
+ Các hoạt động du lịch cần chú ý hạn chế các tác động trực tiếp của nó đến các văn hóa và các truyền thống địa phương.
+ Chiến lược du lịch cần luôn luôn tơn trọng các truyền thống, bản sắc, văn hóa và lợi ích của các cộng đồng dân cư địa phương.
+ Hoạt động du lịch cần đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương, tạo cơng ăn việc làm cho cư dân địa phương, sử dụng các sản phẩm và kỹ năng địa phương mà khơng làm thoái hóa mơi trường sinh thái, tơn trọng lối sống và văn hóa địa phương.
+ Các quyết định về du lịch bền vững cần cải thiện được chất lượng cuộc sống của cư dân đón tiếp và có tác động tích cực đến bản sắc văn hóa của họ.
+ Việc bảo tồn và thừa nhận các các di sản văn hóa tạo cơ hội cho việc hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch với cư dân địa phương.
- Quản lý các hoạt động du lịch có hiệu quả kinh tế:
+ Nơng dân tham gia du lịch cần quản lý các hoạt động nông nghiệp và chế biến theo hướng hữu cơ, tôn trọng hệ sinh thái địa phương, phục hồi các vùng bị thoái hóa về mơi trường tự nhiên và xây dựng lại yếu tố tự nhiên.
+ Nông nghiệp dựa trên bảo tồn các sản phẩm, giống bản địa đặc sản địa phương và canh tác quảng canh, ít sử dụng hóa chất (Djekic S, 2007).
b. Hoạt động du lịch bền vững ở nông thôn
Kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn phải dựa trên các nguyên tắc để đảm bảo thành công, bền vững (Đào Thế Anh, 2013):
(1) Bảo đảm công bằng cho các chủ thể tham gia;
(2) Đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực; (3) Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường;
(4) Luôn đổi mới và tạo sự khác biệt; liên kết làm phong phú sản phẩm; (5) Giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lịng du khách;
(6) Đóng góp vào Phát triển nơng thơn bền vững và không mẫu thuẫn với hoạt động Phát triển nông thôn.
Hoạt động du lịch bền vững ở nông thôn thể hiện ở chỗ các địa điểm này có thể giới thiệu được sự đa dạng về mơi trường, sự hịa hợp về kiến trúc, sự phong phú về xã hội và văn hóa, và các di sản địa phương. Các hoạt động du lịch cần giới thiệu được các đặc trưng của hệ sinh thái địa phương và các đặc trưng văn hóa của cộng đồng địa phương bao gồm nghệ thuật, nghề thủ cơng, ẩm thực…Tính bền vững cần được thể hiện về dài hạn theo các yếu tố:
- Bền vững về sinh thái: chất lượng môi trường của địa điểm du lịch là yếu tố đầu tiên thu hút khách du lịch vì vậy cần tránh tối đa các tác động tiêu cực đến cảnh quan địa phương.
- Bền vững về xã hội, văn hóa: các yếu tố truyền thống và bản sắc văn hóa địa phương cần được phát huy và các hoạt động làm biến dạng bản sắc địa phương cần hết sức hạn chế.
- Bền vững về kinh tế:
+ Các chi phí về xã hội và môi trường do các hoạt động du lịch không được cao hơn lợi nhuận về kinh tế do các hoat động này mang lại.
+ Phát triển được mạng lưới các tác nhân (hộ nơng dân, doanh nghiệp) có chiến
lược du lịch chung, có điều phối tốt, chia sẻ lợi ích hài hịa, giảm chi phí, chia sẻ tốt các kinh nghiệm.
+ Vai trị chính sách của nhà nước tập trung vào đào tạo, hỗ trợ thông tin thúc
đẩy hợp tác, hỗ trợ marketing.
Sự phát triển các hoạt động du lịch chất lượng có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho địa phương như:
- Giảm di dân rời bỏ nông thôn ra thành phố.
- Bảo tồn được các hoạt động sản xuất có hiệu quả kinh tế theo hướng thân thiện môi trường và các sản phẩm đặc trưng địa phương.
- Phát triển thêm nghề nghiệp mới, phương thức làm nông nghiệp mới và phương thức quản lý mới.
- Phát huy được các yếu tố tích cực trong bảo vệ môi trường và hạn chế được mâu thuẫn giữa nông nghiệp thâm canh và môi trường.
- Phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phương và cải thiện chất lượng cuộc sống ở địa phương.
1.1.2.2. Phát triển du lịch nông thôn bền vững là nền tảng của phát triển nông thôn bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (Ủy ban Brundtland, 1987). Có nhiều cách tiếp cận phát triển du lịch theo hướng bền vững. Theo Simkova (2007), phát triển du lịch bền vững của một vùng liên quan đến những yếu tố sau:
(1) Sự thịnh vượng về kinh tế;
(2) Cải thiện chất lượng cuộc sống (bao gồm cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng…);
(3) Trách nhiệm với môi trường.
Trong khi, Rezaei (2014) lại cho rằng phát triển du lịch bền vững có thể xem trên 2 trục chính là Con người và Hệ sinh thái. Trong đó, yếu tố con người bao gồm các khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế. Hệ sinh thái gồm có việc đảm bảo tính bền vững của các nguồn tài nguyên tái tạo, giảm thiểu việc sử dụng các tài nguyên khơng tái tạo và duy trì đa dạng sinh học.
Jacob (1995) coi phát triển bền vững là nỗ lực hỗ trợ tương lai trong hiện tại, với những ý tưởng chủ đạo là:
(1) Phát triển kinh tế và hội nhập; (2) Cam kết giữa các thế hệ; (3) Công bằng xã hội; (4) Bảo vệ môi sinh; (5) Chất lượng cuộc sống; (6) Quan hệ đối tác.
Ngoài ra, cách tiếp cận “truyền thống” nhất là đi theo 3 trục nội dung của phát triển bền vững: Kinh tế – Xã hội – Môi trường:
- Bền vững về kinh tế: Hoạt động du lịch tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho hộ gia đình, đồng thời đem lại lợi ích cho các bên liên quan, đóng góp vào tăng trưởng chung của cộng đồng địa phương;
- Bền vững về xã hội: Đảm bảo công bằng xã hội, hay nói cách khác là tránh gây ra tình trạng bất bình đẳng trong nội bộ cộng đồng. Tơn trọng văn hóa và truyền thống địa phương, không gây tổn hại đến cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng địa phương;
- Bền vững về môi trường: Giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống…), khai thác và sử dụng tài nguyên một cách bền vững, không vượt quá khả năng phục hồi và tái tạo của môi trường.
Phát triển du lịch bền vững ở khu vực nông thôn cần phải hướng tới giải quyết các vấn đề hiện tại của nơng thơn, ví dụ như việc làm cho nông dân, ô nhiễm môi trường, hay sự di cư tự do. Việc phát triển du lịch như một hoạt động kinh tế của vùng nông thôn cần phải có sự kết hợp hài hịa với các hoạt động khác của vùng để đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững.
a. Du lịch nông thôn với nông nghiệp
Nông, lâm nghiệp truyền thống tạo nên nền tảng của đời sống nông thôn. Đây là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất, tạo ra các nguồn thu nhập chính cho kinh tế nông thôn. Đồng thời, một cách gián tiếp, nó cũng có tác động lên các truyền thống, cơ cấu quyền lực và phong cách sống của khu vực này.
Những năm gần đây, nông thôn phải đối mặt với những thách thức mới. Vào cuối thế kỷ XX, ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đã mất dần vai trị trung tâm. Quá trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa mạnh mẽ tiếp tục làm thay đổi hiện trạng kinh tế và chính trị của xã hội nơng thơn trên phạm vi tồn cầu. Thu nhập từ nơng nghiệp có xu thế giảm. Sự phát triển về công nghệ, cộng với sự thu hẹp về quy mô dẫn đến số việc làm trong khu vực nông nghiệp giảm đáng kể. Thêm vào đó, làn sóng di cư của những người trẻ ra các đô thị khiến cho dân số nông thôn không những giảm về số lượng mà cịn bị già hóa.
Trong tình hình mới này, người ta bắt đầu quay sang kỳ vọng vào vai trị của du lịch nơng thơn, tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường du lịch nói chung, đã có những đóng góp nhất định cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Nhưng trên thực tế, mối quan hệ giữa nông, lâm nghiệp và du lịch là vô cùng phức tạp.
Đa dạng hóa hoạt động, hướng vào du lịch nông thôn thường được xem như một phương thuốc tiềm năng chữa được bách bệnh của nông nghiệp. Đối với một số
khu vực nhất định, các hoạt động du lịch có thể mang lại rất nhiều lợi ích. Nhưng việc phổ biến nó ở diện rộng có thể đặt ra những vấn đề nghiêm trọng:
- Với khu vực nông thôn quá rộng lớn, nếu nhà nhà đều làm du lịch thì rõ ràng là thị trường khơng có đủ khách du lịch để cung cấp;
- Ở một số khu vực, việc phát triển du lịch có thể khơng khả thi vì quá xa, hạ tầng quá kém, thiếu hấp dẫn về cảnh quan và di sản hoặc các lý do khác nữa;
- Để thành cơng, du lịch nơng thơn địi hỏi sự hợp tác tích cực thương mại hóa hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều khu vực khơng có truyền thống hợp tác giữa nông dân với nhau hoặc giữa họ với các đối tác khác.
Nói tóm lại, nơng nghiệp có một vai trị quan trọng đối với du lịch nơng thơn. Nông nghiệp cung cấp các đầu vào cho du lịch nông thôn. Ngược lại, du lịch nông thôn giúp tái đầu tư cho nông nghiệp. Đương nhiên, để có thể phát triển đồng thời cả nơng nghiệp và du lịch thì cịn địi hỏi nhiều yếu tố khác về xã hội cũng như về môi trường. Tuy nhiên, trong mọi hồn cảnh, nơng nghiệp luôn là yếu tố không thể tách rời du lịch nông thôn (Đào Thế Tuấn, 2012).
b. Du lịch nông thôn với phát triển nông thôn
M.J.Keane and J.Quinn (1990) cho rằng trọng tâm của vấn đề phát triển nông thôn là đa dạng sinh kế. Du lịch nơng thơn là cách đa dạng hóa sinh kế cho nơng dân. Hoạt động này tạo ra công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho nông dân. Một nơng dân ngồi thời gian sản xuất nơng nghiệp có thể cho th phòng, nấu nướng phục vụ khách, nấu nướng phục vụ khách hoặc làm hướng dẫn du lịch. Ngư dân thì có thể vừa đánh bắt hải sản, vừa hướng dẫn khách thám hiểm. Sự đa dạng hóa các nguồn thu nhập có thể mang lại sự ổn định và phát triển cho cộng đồng nông thôn. Sinh kế đa dạng cũng có thể giúp nơng dân tồn tại khi có suy thoái kinh tế. Nó đặc biệt quan trọng vì kinh tế hộ gia đình là đơn vị cơ bản trong xã hội nông thôn truyền thống.
Việc tạo ra công ăn việc làm ở khu vực nông thôn là vấn đề tối quan trọng. Du lịch có thể giúp duy trì cơng ăn việc làm trong các khu vực dịch vụ như bán lẻ, vận chuyển, nhà hàng, chăm sóc y tế…Nghiên cứu ở Anh cho thấy rằng, khả năng tạo việc làm phụ thuộc vào loại hình kinh doanh. Với mỗi 100.000 bảng doanh thu du lịch mỗi năm, trang trại và nhà trọ nơng thơn có thể tạo ra đến 23 việc làm. Trong khi khách sạn và khu cắm trại chỉ có thể tạo ra khoảng 6 việc làm, những địa điểm tham quan tạo ra 5 đến 6 việc làm (Hart, Hardy và Shaw, 1990).
Sự phát triển của du lịch nông thôn thúc đẩy sự đa dạng hóa việc làm. Hầu hết các khu vực nơng thơn có một mức đa dạng của việc làm phi nông nghiệp và dịch vụ tương đối thấp. Việc đa dạng hóa này làm xã hội nơng thơn trở nên sống động hơn và giúp duy trì mức dân số.
Du lịch nơng thơn phát triển sẽ thúc đẩy nhu cầu đầu tư hạ tầng dịch vụ ở khu vực nơng thơn. Các dịch vụ này khơng chỉ hồn toàn phục vụ khách du lịch mà cư dân địa phương cũng được hưởng lợi.
Phát triển du lịch có thể hỗ trợ cho nông nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thu nhập của người nơng dân có thể tăng lên nhờ du lịch nơng thơn, khơng chỉ do thu nhập từ tiền phịng hay tiền phí tham quan mà cịn nhờ bán được nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn.
Khai thác gỗ là một hoạt động quan trọng ở nhiều khu vực, nhất là miền núi. Diện tích rừng đã suy giảm đáng kể cho sức ép về kinh tế. Du lịch nông thôn phát triển khơng chỉ giúp các cộng đồng sống gần rừng có thêm sinh kế mà còn tạo cho họ thêm động lực để bảo tồn vốn di sản thiên nhiên mà họ đang có.
Du lịch khiến cho cộng đồng nhận thức được giá trị của những nguồn tài nguyên xung quanh. Sự xuất hiện của khách du lịch có thể làm gia tăng mối quan tâm của cộng đồng đến khu bảo tồn. Hơn nữa, công tác bảo tồn thiên nhiên cũng như bảo tồn các di tích thường là tốn kém. Du lịch nơng thơn có thể tạo kinh phí cho các hoạt động này thơng qua việc thu phí từ du khách. Du khách sẵn sàng trả tiền để xem các khu bảo tồn và số tiền thu được có thể là rất đáng kể so với ngân sách mà Chính phủ bỏ ra. Việc phát triển du lịch cũng có thể làm sống lại nhiều di tích lịch sử, các tòa