10 ngày TNn lớn nhất và 10 ngày TNn nhỏ nhất trạm Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của cực trị nhiệt độ ở một số vùng khí hậu việt nam (Trang 71 - 82)

TT

10 ngày TNn lớn nhất 10 ngày TNn nhỏ nhất

Thời gian Nhiệt độ0

C Ghi chú Thời gian

Nhiệt độ0 C Ghi chú 1 03/01/2012 18.2 La Nina 29/12/1995 15 La Nina 2 27/11/1976 17.4 El Nino 22/01/2014 14.8 0 3 11/02/2000 17.3 La Nina 23/01/1978 14.6 El Nino 4 17/12/2010 17.1 La Nina 12/02/1977 14.5 El Nino 5 13/12/1998 17 La Nina 15/02/1989 14.1 La Nina 6 20/12/2013 17 0 23/01/1982 13.4 0 7 01/01/2002 16.9 0 03/03/1986 13.4 El Nino 8 12/01/1980 16.8 El Nino 25/12/1999 12.9 La Nina 9 13/01/2006 16.5 La Nina 10/01/1984 12.6 La Nina 10 11/01/2009 16.5 La Nina 30/01/1993 12.4 0 a) b) c) d)

Hình 3.20. Trung bình khí áp mực biển 10 ngày có nhiệt độ cực trị Tn nhỏ nhất (a), Tn lớn nhất (b), Tx nhỏ nhất (c) và Tx lớn nhất (d) trạm Quảng Ngãi.

Từ Hình 3.20 ta thấy hình thế qui mơ lớn đối với các trường hợp nhiệt độ cực trị ở trạm Quảng Ngãi cũng giống với 3 trạm đã xét ở phần trên, chỉ khác nhau một ít về qui mơ và cường độ của các trung tâm khí áp.

Đối với trường hợp 10 ngày nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ta thấy trung tâm khí áp cao dịch hẳn sang phía đơng so với các trường hợp trên, đường đẳng áp 1016mb bao phủ hết khu vực Nam Trung Bộ. Áp thấp Aleut có cường độ mạnh trong những ngày mà nhiệt độ tối thấp nhỏ nhất nhưng tâm lệch về phía Tây hơn.

Đối với trường hợp nhiệt đội tối cao tuyệt đối giá trị trung bình của áp thấp nóng phía tây vẫn là 1000mb. Tuy nhiên áp cao cận nhiệt đới hoạt động lấn về phía Tây nhiều hơn, vị trí của trục áp cao cận nhiệt vắt ngang qua khu vực Nam Trung Bộ trong trường hợp mà nhiệt độ tối cao tuyệt đối lớn nhất.

Như vậy có 2 trung tâm khí áp ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị lớn nhất của nhiệt độ tối cao tuyệt đối là áp thấp nóng phía Tây và áp cao cận nhiệt đới, còn với giá trị nhỏ nhất của nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đó là áp cao lạnh lục địa và áp thấp Aleut. Ngồi ra cịn có các ngun nhân địa phương như địa hình, vị trí, hướng đón gió, nền nhiệt trước khi chịu ảnh hưởng của các trung tâm khi áp cũng làm thay đổi giá trị của nhiệt độ cực trị.

3.2.2. Đặc điểm trường khí áp trung bình trong điều kiện ENSO

Kết quả trường khí áp trung bình tháng 1 và tháng 7 trong điều kiện ENSO và nonENSO được hiển thị qua hình vẽ như sau:

a) b)

Hình 3.21. Khí áp trung bình mực biển tháng 1 (a) và tháng 7 (b) trong những năm El Nino (trên), La Nina (giữa) và non-ENSO (dưới)

Hình 3.21a thể hiện khí áp trung bình mực biển trong tháng 1 của 3 trường hợp El Nino, La Nina và non-ENSO. Ta nhận thấy khí áp ở tâm của áp cao lạnh lục địa là đều lớn hơn 1032mb, áp thấp Aleut có trị số ở tâm là 1000mb.

Trong năm El Nino khí áp ở tâm áp cao lạnh bằng với năm non-ENSO là 1036mb, trong năm La Nina lớn hơn là 1040mb. Trong năm La Nina đường khí áp 1020mb bao quanh một khu vực rộng hơn trong năm El Nino và năm non-ENSO. Như vậy trong những năm La Nina cường độ và qui mô của áp cao lạnh lục địa là lớn hơn so với những năm El Nino và non-ENSO. Điều này phù hợp với nhận định là những năm La Nina có khả năng tăng cường các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ tối thấp.

Một trung tâm khí áp thứ 2 trong tháng 1 là áp thấp Aleut, trong những năm El Nino và non-ENSO khu vực được bao quanh bởi đường đẳng áp 1000mb ở tâm rộng lớn hơn rất nhiều so với năm La Nina. Theo nhận định của tác giả Nguyễn Viết Lành và cs (2016) khi áp thấp này mạnh lên sự xâm nhập lạnh xuống Việt Nam giảm đi và ngược lại. Điều này thêm một lần nữa khẳng định trong những năm La Nina có sự tăng cường của sự xâm nhập lạnh.

Vào tháng 7, từ Hình 3.21b ta nhận thấy qui mơ, cường độ và vị trí của áp thấp nóng phía tây là khơng có nhiều sự khác biệt, trong cả 3 trường hợp thì áp thấp nóng phía tây đều phát triển và khơi sâu với trị số khí áp trung bình ở tâm là 1000mb, bao quanh một khu vực (20-40N; 40-80E). Tuy nhiện trong năm El Nino khu vực có khí áp 1004mb bao phủ khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước ta,

trong khi những năm La Nina và non-ENSO thì vùng áp thấp nóng này lệch về phía Bắc hơn nằm sâu trong lục địa Trung Quốc.

Áp cao cận nhiệt đới hoạt động mạnh hơn vào mùa hè, trên Hình 3.21b ta thấy trung tâm này thể hiện khá rõ nét với các đường đẳng áp khép kín, khí áp cao nhất ở tâm đạt 1024mb. Về qui mô ta thấy trong năm El Nino vùng tâm có nhỏ hơn, tuy nhiên về vị trí lấn sang phía tây nhiều hơn trong năm La Nina và non-ENSO. Vị trí trung bình của trục áp cao cận nhiệt trong tháng 7 của cả ba trường hợp đều nằm trong khoảng 25-30N.

a) b)

Hình 3.22. Độ cao địa thế vị trung bình mực 850mb tháng 1 (a) và tháng 7 (b) trong những năm El Nino (trên), La Nina (giữa) và non-ENSO (dưới)

Từ Hình 3.22 ta thấy trong tháng 1 và tháng 7 trên bản đồ 850mb, các trung tâm khí áp vẫn cịn được thể hiện rõ với các đường đẳng cao khép kín. Trị số đẳng cao của đường khép kín trong cùng áp cao lạnh là 152, áp thấp Aleut là 126, áp thấp nóng là 144 và áp cao cận nhiệt đới là 156 dam đtv. Điều này chứng tỏ các trung tâm khí áp này vẫn tồn tại trên mực 1500m.

Vào tháng 1, áp cao lạnh lục địa trong năm El Nino bao phủ một khu vực rộng lớn hơn, tuy nhiên có dấu hiệu bị phân tán khơng tập trung. Cịn áp thấp Aleut trong năm La Nina thu hẹp hơn so với 2 trường hợp cịn lại.

Vào tháng 7, Hình 3.22b áp thấp nóng khơng có nhiều khác biệt, áp cao cận nhiệt đới trong năm La Nina bị thu hẹp hơn so với năm El Nino và non-ENSO.

a) b)

Hình 3.23. Độ cao địa thế vị trung bình mực 700mb tháng 1 (a) và tháng 7 (b) trong những năm El Nino (trên), La Nina (giữa) và non-ENSO (dưới)

Lên mực 700mb thì áp cao lạnh lục địa và áp thấp nóng phía tây đã khơng cịn thể hiện trên bản đồ, chỉ còn áp thấp Aleut và áp cao cận nhiệt đới là còn đường đẳng cao khép kín. Trong năm non-ENSO vào tháng 1 vẫn thể hiện rõ nhất áp cao Aleut còn trong năm El Nino thì khơng cịn tồn tại. Vào tháng 7 áp cao cận nhiệt đới vẫn thể hiện rõ trong cả 3 trường hợp với đường đẳng cao khép kín ở tâm có trị số là 320 dam đtv. Trong năm La Nina có khu vực được bao quanh đường khí áp ở tâm là lớn nhất, tuy nhiên trong năm El Nino lại là năm lấn sang phía tây nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra các cực trị liên quan đến nhiệt độ tối cao trong những năm El Nino.

a) b)

Hình 3.24. Độ cao địa thế vị trung bình mực 500mb tháng 1 (a) và tháng 7 (b) trong những năm El Nino (trên), La Nina (giữa) và non-ENSO (dưới)

Lên đến mực 500mb thì hầu hết các trung tâm khí áp đã khơng cịn dấu hiệu gì trên bản đồ đẳng cao, chỉ cịn áp cao cận nhiệt đới là vẫn còn tồn tại trên bản đồ trung bình tháng 7. Từ Hình 3.24a ta thấy trong năm El Nino rãnh Đơng Á có độ dốc lớn hơn và nằm gần với bờ đông của lục địa châu Á hơn trong năm La Nina và năm bình thường. Trên Hình 3.24b áp cao cận nhiệt đới thể hiện trên một đường đẳng cao 588 dam đvt khép kín, lớn nhất ở những năm EL Nino và nhỏ nhất ở những năm bình thường.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm nhiệt độ cực trị ở các vùng khí hậu Tây Bắc, Đơng Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, với tập số liệu quan trắc được tại 4 trạm điển hình tương ứng là Điện Biên, Lạng Sơn, Hương Khê và Quảng Ngãi chúng tơi có một số nhận xét như sau:

Qua khảo sát các đặc điểm thống kê của nhiệt độ cực trị cho thấy:

- Nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp đều có cực đại vào những tháng mùa hè và cực tiểu vào mùa đơng. Có xu hướng tăng lên theo thời gian, tuy nhiên tăng lên không đồng đều, nhiệt độ tối thấp tăng mạnh hơn nhiệt độ tối cao.

- Giá trị TXtb và TNtb tăng lên từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam.

- Biên độ nhiệt trung bình lớn nhất ở khu vực Tây Bắc, các khu vực cịn lại có sự tương đồng.

- TX90P có xu hướng tăng lên ở tất cả các khu vực, các trạm ở khu vực phía Bắc tăng chậm hơn so với các trạm khu vực miền trung. Trái ngược với xu hướng tăng của chỉ số TN90P, chỉ số TN10P có xu hướng giảm xuống trên hầu hết các khu vực, trong đó khu vực B2 giảm mạnh nhất.

- Tần suất xuất hiện nhiệt độ Tx lớn nhất nằm trong khoảng [30-340C] đối với khu vực Tây Bắc và Đơng Bắc. Cịn với khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ tần suất xuất hiện lớn nhất là [34-380C]. Trong những thập kỷ gần đây nhiệt độ Tx tăng tần suất xuất hiện về phía nhiệt độ cao hơn ở tất cả các trạm tuy nhiên không đồng đều.

- Tần suất xuất hiện các hiện tượng rét đậm, rét hại có tần suất lớn hơn vào các tháng 12 và tháng 1, ở khu vực Đơng Bắc có tần suất lớn hơn khu vực Tây Bắc. Thời gian kéo dài hiện tượng rét đậm rét hại ở Đông Bắc lớn hơn Tây Bắc.

Đặc điểm của trường khí áp trong một số trường hợp riêng:

- Có 2 trung tâm khí áp ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị lớn nhất của nhiệt độ tối cao tuyệt đối là áp thấp nóng phía Tây và áp cao cận nhiệt đới, còn với giá trị nhỏ nhất của nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đó là áp cao lạnh lục địa và áp thấp Aleut.

- Trong những năm La Nina cường độ và qui mô của áp cao lạnh lục địa là lớn hơn so với những năm El Nino và non-ENSO.

- Trong năm El Nino vùng tâm áp cao cận nhiệt đới nhỏ hơn, tuy nhiên về vị trí lấn sang phía tây nhiều hơn trong năm La Nina và non-ENSO.

- Trong năm El Nino khu vực có khí áp 1004mb của áp thấp nóng phía tây bao phủ khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước ta, trong khi những năm La Nina và non-ENSO thì vùng áp thấp nóng này lệch về phía Bắc hơn nằm sâu trong lục địa Trung Quốc.

- Trong những năm El Nino và non-ENSO áp thấp Aleut được tăng cường về qui mơ, cịn cường độ giữ nguyên so với năm La Nina.

Các kết quả đã đưa ra được một số đặc điểm của nhiệt độ cực trị, hiện tượng nắng nóng và rét đậm rét hại. Tuy nhiên về khu vực nghiên cứu thì chưa bao qt được tồn bộ lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy trong thời gian tiếp theo tác giả tiếp tục nghiên cứu cho các vùng khí hậu cịn lại, để hiểu rõ hơn về đặc điểm của nhiệt độ cực trị theo không gian và theo thời gian trên toàn bộ lãnh thổ. Về số liệu tái phân tích sẽ khai thác nguồn số liệu có độ phân giải cao hơn, như nguồn số liệu ERA5 của Trung tâm dự báo thời tiết hạn vừa Châu ÂU (ECMWF).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

[01]. Bộ Tài nguyên và Mơi trường (2016), “ Quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm”, số 41/2016/TT- BTNMT.

[02].Chu Thị Thu Hường và CS (2010), “Mức độ và xu thế biến đổi của nắng nóng ở Việt Nam giai đoạn 1961-2007”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 370-383.

[03]. Chu Thị Thu Hường (2010), “Hoạt động của áp cao Siberia với nhiệt độ trên khu vực Bắc Bộ Việt Nam ”, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, số 599, pp. 30-38.

[04]. Chu Thị Thu Hường (2015), “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu đến một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ địa lý năm 2015.

[05]. Hồ Thị Minh Hà và CS (2009), “Xu thế và mức độ biến đổi của nhiệt độ cực trị ở Việt Nam trong giai đoạn 1961-2007”, Tạp chí Khoa học tự nhiên và Công nghệ 25, Số3S, 412.

[06]. Nguyễn Đức Ngữ (2002), Ảnh hưởng của ENSO đến các cực trị nhiệt độ và lượng mưa ở Việt Nam và khả năng dự báo, Kỷ yếu hội thảo Quốc gia lần thứ II, phần 2 Mơi trường và biến đổi khí hậu.

[07]. Nguyễn Đức Ngữ (2007), “Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, mơi trường và kinh tế- xã hội ở Việt Nam” , Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững Hà Nội.

[08].Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), “Khí hậu & tài nguyên khí hậu Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

[09]. Nguyễn Viết Lành và CS (2016), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa xâm nhập lạnh xuống Việt Nam với áp thấp Aleut”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S 148-152.

[10]. Trần Cơng Minh (2003), “ Khí tượng Synop nhiệt đới”, NXB Đại học Quốc gia năm 2003.

[11]. Trần Cơng Minh (2007), “Khí hậu và Khí tượng đại cương”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[12].Trần Thục và CS (2016), “Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu”, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

[13]. Trần Thục và cộng sự (2016), “Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam”, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

[14]. Vũ Thanh Hằng, Phạm Thị Lê Hằng, Phan Văn Tân (2010), “Dao động và biến đổi của hiện tượng rét đậm, rét hại ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 334-343.

[15]. Phan Văn Tân và CS (2010), “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó”, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp nhà nước KC08.29/06-10.

[16]. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đặc điểm khí tượng thủy văn hàng năm 1995 đến 2015.

Tiếng anh

[17]. Devesh Sharma el al (2014), “Trends in extreme rainfall and temperature indices in the western Thailand”, International Journal of Climatology Int. J. Climatol.34: 2393 – 2407.

[18]. Dharmaveer Singh el al (2016), “Analyses of Observed and Anticipated Changes in Extreme Climate Events in the Northwest Himalaya”, 4, 9; doi:10.3390/cli4010009. www.mdpi.com/journal/climate.

[19] Dulamsuren Dashkhuu el al (2015), “Long-term trends in daily

temperature extremes over Mongolia”, Weather and Climate Extremes 8 26-33.

[20]. G.M. Griffiths el al (2005), “Change in mean temperature as a predictor of extreme temperature change in the Asia-Pacific region”, International Journal of Climatology Int. J. Climatol.25: 1301 – 1330.

[21]. J. Caesar el al (2010), “Changes in temperature and precipitation extremes over the Indo-Pacific region from 1971 to 2005”, International Journal of Climatology 31(6):791 – 801.

[22]. Loredana Politano (2008), “Extreme temperature eventsin the

[23]. Mao-Fen Li el al (2015), “Recent variations in daily extremes of temperature and precipitation in HaiNam island of South China”, ARPN Journal of Engineering and Applied Sciences, Vol. 10, No. 15, August 2015.

[24]. Mirjana Ruml el al (2017),“Observed changes of temperature extremes in Serbia over the period 1961−2010”, Atmospheric Research 183 26- 41.

[25]. M. S. Varfi el al (2009), “Characteristics of the extreme warm and cold

days over Greece”, Adv. Geosci., 20, 45–50.

[26]. Paula.J.Brown el al (2010), “Changes in Extreme Climate Indices for

the Northeastern United States, 1870–2005”, Journal of Climate, Vol 23, 6555- 6572.

[27]. Qiang Zhang el al (2009), “Changes of temperature extremes for 1960– 2004 in Far-West China”, Stoch Environ Res Risk Assess 23:721–735.

[28].Van Thang Nguyen el al (2016), “Changes in climate extremes in Vietnam”, Vol.1 Number 1 Environmental Sciences | climatololy.

[29]. Wang el al (2013), “Recent changes in daily extremes of temperature and precipitation over the western Tibetan Plateau, 1973–2011”, Quaternary International 313:110-117, November 2013.

[30]. Z. X. Xu el al (2015), “Spatiotemporal characteristics of extreme

precipitation and temperature: a case study in Yunnan Province, China”, Proc. IAHS, 369, 121–127.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của cực trị nhiệt độ ở một số vùng khí hậu việt nam (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)