Hệ đo phổ phát quang, phổ kích thích phát quang, phổ hấp thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tạo các hạt nano zns mn bọc phủ chất hoạt hóa bề mặt và khảo sát phổ quát quang của chúng luận văn ths vật lý 60 44 11 (Trang 46 - 50)

2.4.1 Hệ đo phổ phát quang MS-257 dùng kỹ thuật CCD

Sơ đồ khối của hệ thu phổ phát quang bằng máy quang phổ cách tử đa kênh MS-257 dùng kỹ thuật CCD được dẫn ra ở hình 2.9. Cấu tạo của hệ gồm ba bộ phận chính: Nguồn kích thích, máy quang phổ cách tử MS-257, hệ thu và xử lý tín hiệu.

 Nguồn kích thích: Nguồn kích thích là laser He-Cd phát bức xạ liên tục ở hai bước sóng 0.325µm và 0.442µm với cơng suất tương ứng khoảng 30mW và 100mW.

 Máy quang phổ cách tử MS-257: Có thể sử dụng số vạch/mm theo mong muốn và đóng mở cửa sập bảo vệ detector CCD hoàn toàn tự động.

 Hệ thu và xử lý phổ: Hệ thu và xử lý phổ gồm detector CCD IntraSpec TM IV, bộ khuếch đại, bộ điều khiển và máy tính dung để hiển thị phổ dưới dạng file số liệu và file ảnh. Khi đo phổ phát quang đã sử dụng cách tử loại 77742 (1200 vạch/mm) với vùng phổ làm việc 0.2 àm ữ 1.4 àm. Hot ng ca s này như sau:

Hình 2.9 : Sơ đồ khối hệ thu phổ phát quang bằng máy quang phổ cách tử đa

kênh MS-257 dùng kỹ thuật CCD

2.4.2 Hệ đo phổ kích thích phát quang FL3 – 22

Hệ thu phổ kích thích và phổ phát quang Fluorolog FL3-22 của Trung tâm Khoa học Vật liệu – Khoa Vật lý – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được dẫn ra ở hình 2.10.

Hệ này gồm hai máy đơn sắc cách tử kép có độ phân giải 0.2 mm. Máy đơn sắc thứ nhất cho phép thay đổi bước sóng kích thích vào mẫu từ 250 nm đến 900 nm. Máy đơn sắc thứ hai dùng để phân tích tín hiệu phát ra từ mẫu nghiên cứu. Vùng phổ làm việc của máy đơn sắc này từ 300 nm đến 850 nm. Phổ phát quang của các chất được kích thích bằng đèn xenon XFOR – 450 có cơng suất 450 W, cường độ dòng điện của đèn là 25 A. Ánh sáng từ đèn phát ra qua máy đơn sắc thứ nhất tới mẫu, tín hiệu quang phát ra từ mẫu được phân tích bằng máy đơn sắc thứ hai và được thu bằng nhân quang điện 1911F, sau đó qua bộ tách sóng tín hiệu chuẩn DM 302, cuối cùng đưa vào bộ xử lý SAC.

Hình 2.10: Sơ đồ hệ thu phổ phát quang FL3 – 22 2.4.3 Hệ đo phổ hấp thụ

Quan hệ giữa cường độ của chùm sáng truyền qua một mơi trường có bề dày x tính từ bề mặt, với sự hấp thụ quang học của môi trường lan truyền ánh sáng, được cho từ định luật Lambert:

I = Io exp (-αx).

Ở đây Io là cường độ của chùm tia sáng tới, còn α (cm-1) là hệ số hấp thụ của môi trường. Sự phụ thuộc của hệ số hấp thụ α vào bước sóng 𝜆 của ánh sáng kích

Phổ hấp thụ được đo trên máy JASCO-V670, đặt tại khoa Vật lý, trường đại học Sư phạm Hà Nội (hình 2.11) .Máy này có vùng phổ làm việc từ 190nm – 2500nm

Hình 2.11: Hệ đo phổ hấp thụ (JASCO V- 670)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tạo các hạt nano zns mn bọc phủ chất hoạt hóa bề mặt và khảo sát phổ quát quang của chúng luận văn ths vật lý 60 44 11 (Trang 46 - 50)