Kinh nghiệm một số quốc gia về thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đánh giá thực trạng sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch nông thôn mới phục vụ quản lý đất đai huyện đức hòa, tỉnh long an (Trang 26 - 32)

1.3. Quy hoạch nông thôn mới

1.3.4. Kinh nghiệm một số quốc gia về thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên thế

trên thế giới

Mỹ: phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp”

Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa.

Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình độ cao cũng góp phần vào thành cơng của ngành nông nghiệp Mỹ. Điều kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến, thậm chí, theo các nhà mơi trường, q phổ biến. Công nghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùa màng. Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như tạo các hồ nhân tạo để nuôi cá.

Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng. Cũng giống như một doanh nghiệp cơng nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mơ lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn.

Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ 20 đã tạo ra ít trang trại hơn, nhưng quy mơ các trang trại thì lớn hơn nhiều. Đơi khi được sở hữu bởi những cổ đơng vắng mặt, các trang trại mang tính tập đồn này sử dụng nhiều máy

móc hơn và ít bàn tay của nơng dân hơn. Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, số trang trại chỉ cịn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất mạnh - từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi. Và gần 60% trong số nông dân cịn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình.

Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng đô thị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng, phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh. Tuy nhiên, để duy trì “trang trại gia đình” và phong cảnh làng q đó thực sự là một thách thức.

Nhật Bản: “Mỗi làng một sản phẩm”

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thơn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”.

Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nơng thơn trong q trình cơng nghiệp hóa đất nước mình.

Hàn Quốc: Phong trào Làng mới

Cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân khơng đủ ăn; 80% dân nơng thơn khơng có điện

thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thốt khỏi đói, nghèo.

Phong trào Làng mới (Saemaul Undong) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó, và hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nơng thơn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào Làng mới và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thơng trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các cơng trình phúc lợi cơng cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.

Bộ mặt nơng thơn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nơng thơn cơ bản được hồn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cây cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sơng suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì khơng có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ cơng trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi cơng lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.

Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nơng nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.

Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngư nghiệp cho biết, Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nơng thơn tự

mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.

Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông

thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại cơng trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi cơng, nghiệm thu cơng trình.

Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ

sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa.

Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định

nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào Làng mới là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu.

Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội

đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương.

Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã

thiết lập lại các hợp tác xã kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ hợp tác xã do dân bầu chọn.

Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh tồn

dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng.

Phong trào Làng mới của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nơng thơn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển. Phong trào Làng mới, với mức đầu tư khơng lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nơng nghiệp lạc hậu trở nên giàu có.

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức như: tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các cơng trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên tồn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nơng nghiệp. Chương trình điện khí hóa nơng thơn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nơng nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách sau:

- Chính sách phát triển nơng nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nơng nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nơng sản, trong đó có các mặt hàng: gạo, dứa, tơm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành cơng nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nơng sản được khuyến khích trong chương trình Mỗi làng một sản phẩm và chương trình Quỹ làng.

- Chính sách bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an tồn thực phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến và nơng dân có hành động kiểm sốt chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm. Do đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU chấp nhận.

- Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Trong tiếp cận thị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng như: Cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xúc tiến công nghiệp là trách nhiệm chính của Cục Xúc tiến cơng nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, nhưng việc xúc tiến và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan do nhiều cơ quan cùng thực hiện. Chẳng hạn, trong Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, cùng với Cục Xúc tiến nông nghiệp, Cục

Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạt động, trong đó có chế biến thực phẩm; Cục Thủy sản giúp đỡ nông dân từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản. Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hoá và hệ thống chất lượng; Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia xúc tiến việc áp dụng khoa học và công nghệ cho chế biến; Bộ Đầu tư xúc tiến đầu tư vào vùng nông thôn.

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đánh giá thực trạng sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch nông thôn mới phục vụ quản lý đất đai huyện đức hòa, tỉnh long an (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)