Xu hướng biến đổi của khí hậu và mực nước biển dâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá biến động bờ biển phía nam tỉnh phú yên phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ (Trang 26 - 28)

Việc dự báo xu hƣớng biến đổi của khí hậu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu dựa vào dự báo về phát thải khí nhà kính, mà yếu tố này lại chịu ảnh hƣởng của nhiều tham số gồm sự phát triển kinh tế - xã hội tồn cầu, thay đổi cơng nghệ, tiêu dùng, sản xuất, sử dụng đất và năng lƣợng theo nhiều chiều khác nhau. Việc xây dựng tổ hợp các tham số biến thiên theo một chiều hƣớng xác định gọi là kịch bản BĐKH. Cho đến nay, đã có 6 kịch bản BĐKH (dựa trên 4 kịch bản gốc A1, B1 (thế giới đồng nhất), A2, B2 (thế giới phân cực)) đƣợc nghiên cứu xây dựng dựa trên các dự báo về phát thải khí nhà kính từ thấp đến cao và các kịch bản phát triển kinh tế xã hội.

Kịch bản gốc A1 đặt ra bối cảnh thế giới chú trọng phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Kịch bản này đƣợc chia thành 3 kịch bản thứ sinh dựa trên mức độ phát triển

công nghệ là A1FI (Fossil Intensive – tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch quá mức, hay phát thải cao); A1B (cân bằng các nguồn năng lƣợng – phát thải trung bình) và A1T (chú trọng sử dụng năng lƣợng phi hóa thạch – phát thải thấp).

Kịch bản gốc A2 đặt ra bối cảnh phát triển kinh tế theo khu vực – thuộc nhóm kịch bản phát thải cao.

Kịch bản gốc B1, B2 đặt ra bối cảnh phát triển kinh tế nhƣng chú trọng bảo vệ mơi trƣờng ở mức độ tồn cầu và khu vực, trong đó kịch bản B1 đƣợc coi là kịch bản phát thải thấp, kịch bản B2 là phát thải cao.

Các kịch bản BĐKH đƣợc coi là cơ sở dự đoán xu hƣớng BĐKH trong tƣơng lai, cũng nhƣ các hệ quả đi kèm của nó. Trong xu hƣớng chung là nhiệt độ tồn cầu tăng cao, các nhà khoa học khí hậu đã đi đến đồng thuận rằng mức 2o

C đƣợc coi là ngƣỡng giới hạn trên hợp lý cho sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đến cuối thế kỉ 21 so với thời kì tiền công nghiệp. Dựa trên cơ sở 6 kịch bản BĐKH, IPCC xác định những lộ trình phát thải có thể xảy ra, trong đó các mức thay đổi nhiệt độ có thể xảy ra trong cho đến năm 2080 tăng từ 2,3 - 4,5oC so với thời kì tiền cơng nghiệp hóa. Ngồi ra, theo kết quả Báo cáo Phát triển Thế giới 2010, Ngân hàng Thế giới dự báo nếu khơng nỗ lực thực hiện giảm thiểu BĐKH thì mức tăng nhiệt độ này dao động từ 2,5 – 7o

C.

Bảng 1.1: Các tham số khí hậu theo các kịch bản BĐKH so với thời kỳ 1980 – 1999 [41]

Kịch bản B1 B2 A1B A1T A2 A1FI

Độ pH nƣớc biển 8,0 7,9 7,9 7,9 7,8 7,7

Nhiệt độ bề mặt biển tăng 1,5 2,2 2,6

Mực nƣớc biển dâng (m)

Trung bình 0,28 0,32 0,35 0,33 0,37 0,43 5% 0,19 0,21 0,23 0,22 0,25 0,28 95% 0,37 0,42 0,47 0,44 0,50 0,58

Hình 1.3: Kịch bản mực nước biển dâng theo 4 kịch bản [47]

Trên cơ sở các kịch bản BĐKH, IPCC đƣa ra 6 kịch bản mực nƣớc biển dâng tƣơng ứng. Trong đó chỉ ra cho đến cuối Thế kỉ 21, mực nƣớc biển có thể tăng thêm từ 26–59 cm đối với kịch bản A1FI và từ 18-38 cm với kịch bản B1. Tuy nhiên trong đánh giá này của IPCC chƣa tính thêm ảnh hƣởng của băng tan đến mực nƣớc biển dâng nên kịch bản này bị coi là chƣa đầy đủ và giảm nhẹ các ảnh hƣởng của BĐKH. Nghiên cứu của Dasgupta (2007) chỉ ra rằng phát thải khí nhà kính và mức tăng nhiệt độ hiện tại có thể làm mực nƣớc biển dâng từ 1-3 m vào cuối thế kỉ 21. Trƣờng hợp ngoài dự kiến là sự tan chảy nhanh chóng của các khối băng ở Greenland và Bắc Cực có thể làm mực nƣớc biển dâng tới 5 m. Trong báo cáo mới nhất của NOAA (2012), mực nƣớc đại dƣơng toàn cầu đƣợc khẳng định tới 90% sẽ tăng ở mức 0,2 – 2 m cho đến năm 2100, trong đó băng tan địa cực đƣợc xác định là nhân tố chính gây ra mực nƣớc biển dâng giai đoạn từ 1993 – 2008 – trái với những kết quả nghiên cứu trƣớc đó khẳng định do nƣớc biển ấm lên gây giãn nở tăng thể tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá biến động bờ biển phía nam tỉnh phú yên phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)