Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Xác định đặc điểm của phytolith trong cây lúa
a) Hình thái và cấu trúc
- Đặc điểm hình thái, cấu trúc của phytolith sử dụng kỹ thuật microCT: Phần thân, là được phân tách và tiến hành chụp cắt lớp (~1500 đơn lớp), sau đó được ghép nối trên nền tảng phần mềm YaDiV để tạo dựng cấu trúc 3D của các mẫu phân tích. Dựa trên mật độ nguyên tử, các thành phần trong cấu trúc mẫu được định danh, Phân tích microCT được thực hiện tại Synchroton Center tại Swiss Light Source, Viện Paul – Scherer, Villigen, Thụy Sĩ.
b) Thành phần hóa học
- Thành phần hóa học (và hình thái) được xác định trên kính hiển vi điện tử quét (SEM) tích hợp phân tích phổ tán xạ năng lượng tia X (EDS) (FEI Quanta 600 FEG, UK), tiến hành trên mẫu tro rơm rạ được xử lý tại nhiệt độ 600ºC, đây được có thể coi là điều kiện lý tưởng nhất để xác định thành phần hóa học và hình thái của phytolith trong rơm rạ. Nhiệt độ xử lý này căn cứ theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Minh và nnk, 2016 cho rằng: Khi đốt rơm rạ chỉ có nước mất đi và C phân hủy bởi phản ứng oxy hóa trong khi đó các nguyên tố khác hầu như không thay đổi. Quá trình phân hủy C thường trải qua một giai đoạn trung gian là hình thành C đen (tạo ra màu đen của tro) ở khoảng nhiệt độ <600°C. Sự chuyển hóa chất hữu cơ thành cacbon đen có thể rõ nét hơn trong các điều kiện đốt yếm khí (thiếu oxy). Ở nhiệt độ >700°C, hầu hết lượng chất hữu cơ bị phân hủy thành thể khí trong khi phytolith bị chuyển hóa sang các pha tinh thể có cấu trúc bền vững hơn như cristobalite và tridymite (dạng chuyển pha của phytolith) rất bền vững và có thể tồn tại lâu dài trong mơi trường đất do chúng có độ tan thấp.
- Phương pháp nhiệt vi sai được thực hiện bằng thiết bị Labsys EVO, Setaram Instrumentation – Pháp, tiến hành trên mẫu rơm rạ nguyên bản, đã được xử lý bằng cách phơi khơ và đồng nhất kích thước từ 1 - 2 cm.