Kết quả đánh giá vật liệu biến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, chế tạo vật liệu xử lý nhóm nitơ trong môi trường nước trên cơ sở biến tính quặng pyrolusit tự nhiên (Trang 46 - 47)

3.2. Kết quả biến tính quặng Pyrolusit

3.2.3. Kết quả đánh giá vật liệu biến tính

Để nghiên cứu xem sự thay đổi diện tích bề mặt riêng của vật liệu trước và sau biến tính chụp BET. Sau khi chụp thấy sự thay đổi diện tích bề mặt riêng được thể hiện trong bảng 3.2 sau:

Bảng 3. 2. Diện tích bề mặt riêng của quặng trước và sau biến tính

Quặng sấy 105oC Quặng sau biến tính Kích thước (mm) Phương pháp xác định <0,2 0,2-0,5 0,2-0,5 (nhiệt) 0,2-0,5 (axit) 0,2-0,5 (bazơ) BET 15.644 9.127 16.564 23.674 25.234 Langmuir 24.038 16.213 17.312 35.753 38.598 Đơn vị: m2/g

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng diện tích bề mặt riêng của quặng sau biến tính so với trước biến tính ở kích thước <0,2mm và kích thước 0,2-0,5mm thì đều

tăng dần và diện tích bề mặt riêng của quặng trước và sau biến tính theo Langmuir đều cao hơn so với BET. Trong quá trình động học, theo tác giả Langmuir thì là hấp phụ đơn lớp còn BET là phương pháp hấp phụ đa lớp và dựa trên những giả thiết:

 Nhiệt hấp phụ không đổi.

 Các phân tử bị hấp phụ lên bề mặt xúc tác không cạnh tranh lẫn nhau, độc lập với nhau và các phân tử bị hấp phụ đầu tiên có tương tác với nhau tạo ra lực, lực này tạo điều kiện cho lớp hấp phụ 2, 3, 4…n; tốc độ hấp phụ lớp hấp phụ thứ i bằng với tốc độ nhả hấp phụ ra của lớp i+1.

 Mỗi 1 trong tâm hấp phụ chỉ hấp phụ một phân tử và số tâm hấp hấp phụ không đổi.

 Nhiệt hấp phụ không đổi và ở lớp đầu tiên là rất lớn so với các lớp tiếp theo. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của 1/[W(Po/P)-1] vào P/Po đối với BET và (P/Po)/W vào P/Po đối với Langmuir được trình bày ở phụ lục 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, chế tạo vật liệu xử lý nhóm nitơ trong môi trường nước trên cơ sở biến tính quặng pyrolusit tự nhiên (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)