Tổng quan về bão Megi (2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của số liệu vệ tinh đến dự báo quỹ đạo và cường độ bão megi (2010) bằng phương pháp lọc kalman tổ hợp (Trang 28 - 30)

Bão Megi là siêu bão đầu tiên của năm 2010 ở vùng biển Thái Bình Dƣơng, đây là cơn bão mạnh với áp suất cực tiểu đạt ~ 885 hPa và tốc độ gió bề mặt đo 10 phút là 63 m/s (hình 3.1). Megi đƣợc hình thành trong điều kiện thời tiết có độ bất ổn định mạnh lúc 0000UTC ngày 12/10/2010, khoảng 600 km về phía đơng của quần đảo Philipin. Hệ thống bất ổn định này phát triển nhanh chóng và trở thành một áp thấp nhiệt đới lúc 0900 UTC ngày 13 theo Trung tâm cảnh báo bão Hoa Kỳ (JTWC). Do ảnh hƣởng mạnh của áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dƣơng nên hệ thống di chuyển chậm về phía Tây Tây Bắc Philipin, sau đó tăng cƣờng thành bão nhiệt đới lúc 1200 UTC ngày 13/10/2010. Vào cuối ngày 13 và 24 giờ tiếp theo, Megi trở thành bão nhiệt đới với đĩa mây dày đặc tại trung tâm, trên ảnh vệ tinh mắt bão xuất hiện rõ lúc 0000UTC ngày 16/10/2010, kết quả Megi chính thức trở thành siêu bão.

Sau khi phát triển thành siêu bão, Megi di chuyển theo hƣớng Tây Tây bắc dọc theo rìa phía nam của của áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dƣơng, và đƣợc tăng cƣờng đáng kể dọc đƣờng đi do điều kiện môi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển (nhiệt độ bề mặt biển luôn lớn hơn 28oC). Cùng với điều kiện nhiệt độ bề mặt thích hợp, một số các điều kiện thuận lợi khác nhƣ độ đứt gió thẳng đứng nhỏ, phân kỳ mực trên cao và dòng hƣớng cực cũng đƣợc quan sát thấy trong thời kì phát triển của Megi. Vào ngày 18/10/2010 cơn bão bị suy yếu do đổ bộ vào đất liền Philipin, nhƣng nhanh chóng tăng cƣờng lại khi di chuyển trên biển Đông, với nhiệt độ mặt nƣớc biển đo đƣợc là 30oC. Hình 3.2 là thời điểm bão Megi đang tiến sát vào đảo Luzon Philipin, có thể quan sát thấy mắt bão hiện rất rõ trên ảnh mây vệ tinh với đĩa mây dày đặc.

Hình 3.2 Hình ảnh mắt bão Megi đang tiến sát đảo Luzon (bên trái),Mặt cắt siêu bão Megi ngoài khơi đảo Luzon, Philippines (bên phải).

(Trích nguồn từ Internet)

Do ảnh hƣởng mạnh của rãnh và áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dƣơng bão Megi đổi hƣớng Bắc Đông Bắc lúc 0000UTC ngày 19/10/2010, lúc này nhiệt độ mặt nƣớc biển bắt đầu giảm, bão cũng dần suy yếu. Sau khi đi qua tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc, sáng sớm ngày 24 Megi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan sau đó vài giờ (hình 3.3).

Hình 3.3 Sự di chuyển của bão Megi (2010)[22]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của số liệu vệ tinh đến dự báo quỹ đạo và cường độ bão megi (2010) bằng phương pháp lọc kalman tổ hợp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)