Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 37)

1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2.1. Trên thế giới

Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến làng nghề nhƣ: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử (1922); “Mơ hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ cơng” của N.H.Noace (1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council International – Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới) đƣợc thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ cơng truyền thống. [Ngơ Trà Mai, 2008]

Đối với các nƣớc châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn. Thực tế nhiều quốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc , Ấn Độ, Thái Lan. Trung Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì Xí nghiệp Hƣơng Trấn, tăng trƣởng với tốc độ 20 – 30% đã giải quyết đƣợc 12 triệu lao động dƣ thừa ở nông thôn. Hay Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp khơi phục và phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa theo “Luật nghề truyền thống”…[Trần Minh Yến, 2003]

Đối với các cơng trình nghiên cứu theo hƣớng du lịch cộng đồng:

Theo Georger Caze Robert Languar, Yver Raynoward trong cuốn “Quy hoạch du lịch”: Trình bày một số nội dung về vai trò của CĐĐP trong việc quy hoạch phát triển du lịch.

Theo Dauglas Hainsworth trong bài báo cáo khoa học “Phƣơng pháp tiếp cận du lịch vì ngƣời nghèo, một số kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam”: Nội dung báo cáo khoa học tác giả đã chỉ ra một số phƣơng pháp nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển, kết quả ban đầu của việc phát triển DLCĐ ở một số địa phƣơng nghèo ở Việt Nam.

Theo WWF, IUCN trong cuốn “Tourism concer – Bên kia chân trời mới, đã có báo cáo tham luận các nguyên tắc phát triển bền vững, trong đó có ba nguyên tắc đề cập đến sự cần thiết phải thu hút CĐĐP vào các hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch cho CĐĐP và góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng, lấy ý kiến CĐĐP trong phát triển du lịch.

Theo Streaut trong bài báo cáo khoa học “Sự phát triển du lịch, ảnh hƣởng của nó đối với sự phát triển KT – XH, văn hóa và mơi trƣờng”: Nội dung báo cáo khoa học của tác giả chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đến sự phát triển KT – XH, văn hóa và mơi trƣờng của CĐĐP và một số giải pháp cho vấn đề này.

Trong báo cáo của Ủy ban Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc tại Hội nghị thƣợng đỉnh về phát triển bền vững tổ chức tại Johan nesburg, năm 2002 đã kêu gọi “Phát triển bền vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cƣ tại các điểm du lịch, đồng thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu tố văn hóa và mơi trƣờng nơi sống của họ”. Cũng tại Hội nghị này, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đƣa ra sáng kiến phát triển du lịch bền vững gắn với xóa đói giảm nghèo hay gọi là sáng kiến STEP. Với sáng kiến này, UNWTO đã cùng với chính phủ các nƣớc xác định và tài trợ cho một số dự án phát triển du lịch có khả năng xóa đói giảm nghèo.

Theo S.Singh, DJ Timothy, RK. Dowling trong cuốn “Tourism in Destination Communities”: Nội dung tài liệu các tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận DLCĐ, du lịch của CĐĐP, những thách thức và cơ hội cho các điểm đến DLCĐ, các vấn đề phát sinh trong cộng đồng, kế hoạch thích hợp cho phát triển các điểm đến DLCĐ, marketing điểm đến DLCĐ, nhận thức về du lịch và điểm đến DLCĐ,

một số mơ hình phát triển DLCĐ của các nƣớc trên thế giới.

Theo Sue BeeTon trong cuốn “Community Development through Tourism”: Nội dung cuốn sách tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ, DLCĐ nơng thơn, đối phó với khủng hoảng DLCĐ, lập kế hoạch chiến lƣợc cho DLCĐ, xúc tiến phát triển DLCĐ, phát triển cộng đồng thông qua du lịch, mơ hình phát triển DLCĐ, du lịch nông thôn ở một số nƣớc trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)