2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu đặc trƣng của sơn
2.4.1. Đo độ nhớt
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sơn và qui định phương pháp xác định thời gian chảy (độ nhớt qui ước) bằng phễu chảy.
Độ nhớt qui ước là thời gian tính bằng giây trơi qua từ thời điểm khi mẫu kiểm tra bắt đầu chảy từ lỗ của phễu đã được đổ đầy mẫu đến thời điểm khi dòng chảy bị đứt. Dụng cụ:
+ Giá đỡ: phù hợp để giữ phễu và được trang bị vít thăng bằng. + Đũa gạt.
+ Đồng hồ bấm giây (dụng cụ đo thời gian).
+ Phễu chảy: được làm bằng thép không gỉ và không bị ảnh hưởng do sản phẩm thử nghiệm.
+ Lỗ chảy: đường kính trong của lỗ chảy rất quan trọng. Vì thời gian chảy tỷ lệ nghịch bậc 4 với đường kính lỗ. Lỗ phải được bảo vệ trước những va chạm một cách tốt nhất bằng ống nối. Ống nối phải kề sát lỗ phễu để có thể tạo ra tác dụng mao dẫn khi mẫu chảy ra ngoài.
+ Bề dày: bảo đảm phễu không bị biến dạng khi sử dụng.
+ Bề mặt trong của phễu phải nhẵn và khơng có các vạch quay, đường nứt, gờ hay dấu khn có thể gây ra dịng chảy rối hay chặn mẫu chảy hoặc gây cản trở cho việc vệ sinh phễu sau khi đo. Tiêu chuẩn bề mặt yêu cầu độ nhám không lớn hơn 0.5µm.
(a) (b)
Hình 2.6:Các bộ phận đo độ nhớt theo TCVN 2092-2005 (a) Phễu đo độ nhớt (b) Đồng hồ bấm giây.
Cách tiến hành:
1/ Chuẩn bị phễu chảy: đặt phễu lên giá đỡ và sử dụng ống thăng bằng điều chỉnh vít thăng bằng sao cho mép trên nằm ở mặt phẳng ngang.
2/ Đổ mẫu vào phễu: bịt lỗ phễu bằng ngón tay, rót từ từ mẫu vào phễu để tránh tạo bọt khí sao cho mẫu chảy tràn qua mép phễu một ít. Dùng đũa gạt, gạt qua mép phễu sao cho chiều cao của mẫu bằng đỉnh mép phễu.
3/ Đo thời gian chảy: đặt một cốc hứng dưới phễu, bng ngón tay khỏi lỗ đồng thời bắt đầu tính thời gian cho đến khi dịng chảy của mẫu chảy đứt. Ghi lại thời gian. 4/ Lặp lại tối thiểu 3 lần rồi lấy kết quả trung bình. Kết quả này chính là độ nhớt của mẫu với đơn vị là (s).