Ảnh một số nấm sợi nội sinh phân lập trên rong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập vi sinh vật từ cây rong biển thuộc tỉnh khánh hòa và nghiên cứu một số hoạt tính sinh học của chúng (Trang 31 - 33)

Đặc điểm khuẩn lạc nấm phân lập trên các mẫu rong được mô tả tại phụ lục. Trong nghiên cứu khác, 48 mẫu rong sụn K. alvarezii và rong sứ K. striatum được Solis và cs (2010) dùng phân lập nấm sợi, từ đó 18 loại nấm khác nhau gồm nhiều chi là Aspergillus, Eurotium, Phoma, Cladosporium, Fusarium, Aspergillus,

Penicilium được phân lập [31]. Ở K. alvarezii có 12 chủng và K. striatum có 16

chủng nấm, trong đó có những nấm phân bố ở cả 2 loài rong.

Ngược lại, một số nấm như Scopulariopsis brumptii, Cladosporium sp.1, Phomanebulosa, Penicillium purpurogenum chỉ có ở K. striatum. Cùng một loài

rong K.striatum nhưng hai loại màu xanh và nâu cũng có tính đặc hữu vi nấm như

Engyodontium album có ở rong K. striatum nâu mà khơng có ở lồi mầu xanh. Điều

này phần nào nói lên tính đặc hữu của nấm trên rong. Ngay cả cùng một cây rong, tần suất phân lập nấm cũng khác nhau. Ở rong lục Ulva fasciata, tần suất phân lập nấm nội sinh rất thấp (10%), và từ 30-60 đối với các loài rong khác như Gracilaria,

Halimedamacroloba, Caulerpa và Gelideiellaacerosa [27]. Đặc biệt, tại bán đảo Nam cực, 27 nấm sợi nội sinh được phân lập từ 20 mẫu thuộc 3 lồi rong, trong đó nấm sợi phổ biến là Geomyces pannorum và có 2 lồi đặc hữu vùng Nam cực là Antarctomyces psychrotrophicus và M. Australis [24].

3.2. Lên men vi sinh vật và thu cao chiết

Trên cơ sở bộ chủng giống vi sinh vật đã được phân lập gồm 125 vi khuẩn và 164 vi nấm, chúng tôi tiến hành lên men từng chủng riêng rẽ (vi khuẩn và nấm sợi), thể tích tổng 500 ml trong chai dung tích 1L (250ml mơi trường) với các điều kiện và thời gian lên men như mô tả trong phần phương pháp. Nấm men không được chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu tiếp theo vì hoạt tính sinh học của nhóm này khơng được đánh giá cao. Trong khuôn khổ luận văn cao học (hạn chế thời gian và quy mơ nghiên cứu và kinh phí thực hiện), chỉ một số chủng vi sinh nhất định được lựa chọn để tiếp tục thí nghiệm, gồm 35 vi khuẩn và 35 nấm sợi. Dịch sau lên men (gồm cả sinh khối và dịch) được chiết xuất bằng dung môi ethyl acetate và quay cô chân không tại 45oC nhằm thu cao chiết. Chúng tôi đã thu được >5mg cao

chiết/chủng, đủ khối lượng cần thiết để tiến hành sàng lọc sơ bộ các hoạt tính quan tâm. Q trình lên men và thu cao chiết vi sinh vật được thể hiện tại Hình 3.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập vi sinh vật từ cây rong biển thuộc tỉnh khánh hòa và nghiên cứu một số hoạt tính sinh học của chúng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)