Một số điểm cơng nghiệp chính trong Thành phố Vinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận (Trang 31)

STT Tên doanh nghiệp Địa điểm Tổng vốn (tỷ đồng)

1 Cty CPTPhẩm Nghệ An P. Lê Lợi 70,137 2 Cty Cp Bia Nghệ An P. Trường Thi 69,755 3 Cty Cp xi măng & VLXD Cầu Đước P. Cửa Nam 33,158 4 Cty Cp cơ khí & XDCT 465 P. Lê Lợi 62,364 5 Cty Khoáng sản Nghệ An P. Hưng Bình 31,180 6 Cty Dệt May Nghệ An P. Trung Đô 20,869 7 Cty ống thép XD Nghệ An P. Quán Bàu 32,153 8 Cty Cấp nước Nghệ An P. Trường Thi 20,897 9 Cty dệt kim Hoàng Thị Loan P. Trung Đô 31,065

Nguồn: Sở Công nghiệp Nghệ An [21]

Các điểm cơng nghiệp trong thành phố Vinh có một số những đặc điểm sau: - Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp đều phân bố tương đối độc lập và tập trung ở một số phường như Trường Thi, Trung Đô, Lê Lợi với qui mơ trung bình và nhỏ. Mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất khá lỏng lẻo. Chỉ trừ những xí nghiệp nhánh nằm

trong một cơng ty, giữa các xí nghiệp này ít nhiều có sự phụ thuộc lẫn nhau về khoa học công nghệ.

- Mỗi điểm công nghiệp trên địa bàn đều do các Bộ ngành trực thuộc quản lý. - Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp độc lập trên trong trung tâm đều có năng lực sản xuất và phát huy được những lợi thế về thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, hạn chế của các điểm công nghiệp trong thành phố là thiếu sự linh hoạt, chậm đổi mới về cơng nghệ, kỹ thuật và thiếu tính liên kết chặt chẽ với nhau. Mặt khác, công tác quản lý thiếu sự thống nhất trong điều hành làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.

Trong thời gian tới, thành phố Vinh cần có sự sắp xếp, điều chỉnh lại các điểm công nghiệp một cách hợp lý, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà máy, xí nghiệp nhằm tận dụng được phụ phẩm và hạ tầng kỹ thuật giữa các cơ sở sản xuất với nhau, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho thành phố Vinh ngày càng lớn mạnh.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Một số khái niệm

- Mơi trường:

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường:

Trong từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững Anh Việt: “Mơi trường là tồn bộ các điều kiện bao gồm những yếu tố khơng sống (các chất hố học, năng lượng) và sống (vật dữ, con mồi, vật kí sinh…) có tác động lên đời sống của sinh vật hoặc một hệ thống đặc trưng khác.” [20].

Theo Lê Thạc Cán (1995): “Môi trường của một vật thể hay sự kiện bên ngồi có ảnh hưởng tới vật thể hay sự kiện đó. Đối với con người, mơi trường sống của nó chính là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng cá nhân và cộng đồng con người” [13].

Như vậy khái niệm về mơi trường có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nhưng tổng quát nhất thì: “Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. (Điều 3, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, 2005).

- Thành phần môi trường: là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác (Điều 3, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, 2005).

- Ơ nhiễm mơi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù

hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật [13].

- Ô nhiễm mơi trường khơng khí: là sự có mặt của chất lạ hoặc một sự biến đổi

quan trọng trong thành phần khơng khí, làm cho khơng khí khơng sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, bụi, giảm tầm nhìn [13].

- Ơ nhiễm mơi trường nước: là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong mơi

trường nước, dù chất đó có hại hay khơng. Khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể sinh vật thì chất đó sẽ trở nên độc hại [13].

- Chất thải: là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [8].

- Chất thải rắn: là bất kỳ vật liệu nào ở dạng rắn bị loại bỏ ra mà không được

tiếp tục sử dụng như ban đầu [12].

- Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc

trong đó nước thải cơng nghiệp là chủ yếu [12].

- Quản lý chất thải: là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,

tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ, thải loại chất thải [8].

- Tiêu chuẩn môi trường: là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng

môi trường xung quanh, về hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thầm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường [8].

- Quy chuẩn môi trường: Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của

đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, mơi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng [8].

2.1.2. Một số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường

Mơi trường có vai trị cực kỳ quan trọng đối với đời sống. Đó khơng chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ những nét đẹp văn hố, thẩm mỹ…Tuy nhiên hiện nay mơi trường đã và đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội song lại chưa đảm bảo cân bằng với việc BVMT. Vấn đề BVMT hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính tồn cầu, đặt con người trước thách thức lớn cần phải giải quyết để dung hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với BVMT. Bởi lẽ thủ phạm chính gây ra tình trạng

ONMT chính là con người và những hoạt động của họ: công nghiệp, giao thơng, nơng nghiệp, chiến tranh, chất thải... Chính vì vậy, việc đánh giá đúng CLMT và đề ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường là việc làm cần thiết.

Để xác định được hiện trạng và diễn biến của mơi trường khơng khí, mơi trường nước và chất thải rắn tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các vùng phụ cận, chúng tôi đã áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khơng khí xung quanh (QCVN 05: 2009/BTNMT); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08 : 2008/BTNMT,); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất (QCVN 09: 2008/BTNMT); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy (QCVN 12:2008/BTNMT); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 24:2009/BTNMT); Tiêu chuẩn Việt Nam – Âm học Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép (TCVN 5949-1995), Âm học Tiếng ồn khu vực sản xuất – Mức ồn tối đa cho phép (TCVN 3984-1999).

Bảng 2.1: Giá trị giới hạn của các thơng số cơ bản trong khơng khí xung

quanh

STT Thông số Đơn vị Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Giá trị giới hạn Trung bình 24 giờ

1 Bụi mg/m3 0.3 - 0.2 2 NO2 mg/m3 0.2 - 0.1 3 SO2 mg/m3 0.35 - 0.13 4 CO mg/m3 30 10 5 5 Tiếng ồn (TCVN 5949-1999) dBA 75 - - Nguồn:QCVN 05:2008/BTNMT

Bảng 2.2: Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất trong

nước mặt TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 DO mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2

3 TSS mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 mg/l 4 6 15 25 6 Tổng Coliform MPN/100ml 2500 5000 7500 10000 7 Nitrat ( NO3- - N) mg/l 2 5 10 15 8 Đồng ( Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 9 Sắt ( Fe ) mg/l 0,5 1 1,5 2 10 Amoni (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 11 Tổng dầu, mỡ mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 Nguồn: QCVN 08:2008/BTNMT Ghi chú:

A1: nước mặt sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích

khác như loại A2, B1 và B2.

A2: nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ

xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thuỷ sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

B1: nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi hoặc mục đích khác.

B2: nước mặt dùng cho giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước

chất lượng thấp.

Bảng 2.3: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước dưới đất

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

1 pH 5,5 – 8,5 2 Độ cứng ( tính theo CaCO3) mg/l 500 3 Chất rắn tổng số mg/l 1500 4 COD mg/l 4 5 Amơni ( tính theo N) mg/l 0,1 6 Tổng Coliform MPN/100ml 3 7 Clorua ( Cl-) mg/l 250 8 Đồng ( Cu) mg/l 1,0 9 Sắt ( Fe ) mg/l 5 10 Sulfat ( SO42-) mg/l 400 11 Asen ( As) mg/l 0,05 Nguồn: QCVN 09: 2008/BTNMT

Bảng 2.4: Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất trong

nước thải sản xuất giấy và bột giấy

TT Thông số Đơn vị Giá trị C A B Cơ sở chỉ sản xuất giấy (B1) Cơ sở có sản xuất bột giấy (B2) 1 pH 6 - 9 5,5 - 9 5,5 - 9 2 BOD5 ở 20 OC mg/l 30 50 100

3 COD Cơ sở mới mg/l 50 150 200

Cơ sở đang HĐ mg/l 80 200 300

4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100 100 5 Độ màu Cơ sở mới Cơ sở đang HĐ Pt-Co 20 50 100

Pt-Co 50 100 150

6 Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ

(AOX) mg/l 7,5 15 15

Nguồn: QCVN 12:2008/BTNMT

Bảng 2.5: Giá trị các thông số ô nhiễm cho phép trong nước thải sinh

hoạt

Nguồn: QCVN 14:2008/BTNMT

Bảng 2.6: Giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp

TT Thông số Đơn vị Giá trị C

A B 1 Nhiệt độ 0C 40 40 2 pH - 6-9 5,5-9 3 Độ mầu (Co-Pt ở pH = 7) - 20 70 4 BOD5 (200C) mg/l 30 50 5 COD mg/l 50 100 6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100

TT Thông số Đơn vị Giá trị C

A B 1. pH  5 - 9 5 - 9 2. BOD5 (20 0C) mg/l 30 50 3. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100 4. Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000 5. Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1.0 4.0 6. Amoni (tính theo N) mg/l 5 10

7. Nitrat (NO3-)(tính theo N) mg/l 30 50 8. Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 6 10 9. Tổng Coliforms

MPN/ 100 ml

7 Asen mg/l 0,05 0,1

8 Clo dư mg/l 1 2

9 Sunfua mg/l 0,2 0,5

10 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 5 10

11 Tổng Nitơ mg/l 15 30

12 Tổng Phôtpho mg/l 4 6

13 Coliform MPN/100ml 3000 5000

Nguồn: QCVN 24:2009/BTNMT

2.2. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.2.1. Quan điểm hệ thống

Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ biện chứng với nhau tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh gọi là một hệ thống. Mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia thành hệ thống ở cấp thấp hơn, chúng luôn vận động và tác động tương hỗ lẫn nhau.

Trong đề tài nghiên cứu “Quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các khu vực phụ cận”, thực chất là vận dụng quan điểm hệ thống

vào việc nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa hai hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Các hoạt động phát triển kinh tế đã tác động tới các thành phần tự nhiên, làm biến đổi chúng. Và đến một ngưỡng nhất định nào đó, các thành phần môi trường sẽ tác động trở lại đến hoạt động sống của con người.

Q trình đơ thị hố – hiện đại hố của thành phố Vinh đã tạo ra các khu, cụm công nghiệp trong và xung quanh thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của thành phố Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Các khu, cụm công nghiệp này đã phát huy các nguồn lực, thế mạnh sẵn có, thu hút vốn đầu tư đưa nền kinh tế thành phố Vinh lên bước phát triển mới. Song hành với sự phát triển này là môi trường ngày càng bị ô nhiễm, nhất là môi trường khơng khí và nước. Mơi trường bị ô nhiễm đã làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người. Môi trường và hoạt động của con người ln có sự tác động qua lại lẫn nhau. Hiểu được mối quan hệ này là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế phải gắn liền với các biện pháp BVMT.

2.2.2. Quan điểm lãnh thổ

Trong nghiên cứu, đánh giá các đối tượng địa lý đều gắn liền với một lãnh thổ, một địa phương cụ thể, do vậy tất cả các vấn đề nghiên cứu đều không tách rời lãnh thổ đó. Trong một lãnh thổ thường có sự phân hố nội tại, đồng thời lãnh thổ đó cũng có mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh trên phương diện tự nhiên, kinh tế, văn hố… chính vì thế, cần phải đặt đối tượng nghiên cứu trong một khơng gian lớn hơn thì mới có thể hiểu, phân tích vấn đề một cách chính xác và chắc chắn.

Trong đề tài này, quan điểm lãnh thổ được vận dụng trong nghiên cứu tác động của từng khu, cụm công nghiệp đến môi trường trong phạm vi lãnh thổ của thành phố Vinh, từ đó xác định một các tương đối các khu vực khác nhau xung quanh các khu, cụm công nghiệp đã bị ô nhiễm hoặc chưa bị ơ nhiễm để có các biện pháp xử lý và quản lý thích hợp nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm.

2.2.3. Quan điểm tổng hợp

Đây là quan điểm truyền thống trong nghiên cứu môi trường. Quan điểm này thể hiện trong cả nội dung và phương pháp nghiên cứu. Quan điểm tổng hợp địi hỏi phải nhìn nhận các sự vật, các q trình địa lý trong mối quan hệ tương tác với nhau.

Nghiên cứu môi trường khu, cụm công nghiệp thành phố Vinh và các vùng phụ cận, trước hết phải nghiên cứu đánh giá từng yếu tố của môi trường, thành phần (nước, khơng khí), từng khu vực, từng nhân tố tác động, sau đó đánh giá tổng hợp và đưa ra nhận định chung đối với toàn khu vực nghiên cứu.

2.2.4. Quan điểm lịch sử

Mỗi sự vật, hiện tượng đều phải gắn với một hồn cảnh lịch sử cụ thể. Để có những đánh giá khách quan với đối tượng nghiên cứu cần phải xem xét đối tượng tại một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, đối tượng này cũng khơng ngừng vận động, phát triển theo thời gian. Do đó, phải thấy được sự biến đổi của chúng trong một chuỗi thời gian nhất định.

Dưới tác động của các hoạt động kinh tế, thì mơi trường khơng khí và nước các khu, cụm công nghiệp, không ngừng biến đổi theo thời gian. Vì thế để đánh giá được những biến đổi này cần phải xem xét những yếu tố môi trường ở những thời điểm cụ thể theo một giai đoạn thời gian nào đó. Trong đề tài nguyên cứu chúng tôi đã chọn

giai đoạn 2008-2011 để đánh giá sự biến động của các thành phần môi trường trong các khu, cụm CN và các khu vực phụ cận của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

2.2.5. Quan điểm phát triển bền vững

Tại hội nghị Môi trường thế giới ở Stockhom năm 1987, khái niệm về phát triển bền vững đã được đưa ra: “ Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)