Lựa chọn điều kiện lên men thích hợp cho hai chủng Bifidobacterium

Một phần của tài liệu Bộ môn vi sinh vật học – khoa sinh học đại học khoa học tự nhiên – đại học quốc gia hà nội (Trang 69 - 73)

thiết bị lên men 5 lít

3.4.1. Lựa chọn tốc độ khuấy thích hợp

Sử dụng các điều kiện ni thích hợp trong điều kiện phịng thí nghiệm ở trên, áp dụng ni hai chủng vi khuẩn Bifidobacterium bifidum Bf 3.1, Bifidobacterium animalis Bf 9.2 trên thiết bị lên men 5 lít với thể tích ni 4,5 lít ở nhiệt độ 37oC, tỷ lệ giống 5%, thay đổi tốc độ khuấy của thiết bị lên men ở các giá trị 10, 20, 30, 40, 50 vòng/phút. Sau 24 giờ nuôi, xác định giá trị OD 600 và mật độ tế bào.

Hình 3.10:Lựa chọn tốc độ khuấy thích hợp cho chủng Bf 3.1

Hình 3.11:Lựa chọn tốc độ khuấy thích hợp cho chủng Bf 9.2

Từ kết quả hình 3.103.11 cho thấy ở tốc độ ni 20 vịng/phút chủng Bf 3.1 có giá trị OD 600 cao nhất đạt 2,214, tuy nhiên mật độ tế bào của chủng Bf 3.1 đạt giá trị cao nhất ở tốc khuấy 10 vịng/phút, với giá trị là 7,6×109 CFU/ml. Cịn đối với chủng Bf 9.2 có mật độ tế bào đạt cao nhất ở tốc độ khuấy 30 vòng trên phút và số lượng tế bào cao nhất ở tốc độ 20 vịng/ phút với giá trị là 8,5×109CFU/ml.

Điều này có thể giải thích bởi các chủng là chủng kỵ khí, chế độ khuấy của thiết bị lên men chỉ là để đảo trộn chủng giống với môi trường nuôi đề đảm bảo các

tế bào vi khuẩn tiếp xúc đều với chất dinh dưỡng trong mơi trường, vì vậy 2 chủng này chỉ sinh trưởng tốt ở tốc độ đảo trộn thấp dưới 30 vòng/phút. Còn việc mật độ tế bào giảm mặc dù giá trị OD 600 cao, có thể là do ở cùng thời gian nuôi việc khuấy đảo nhanh khiến hai chủng này phát triển quá nhanh, chuyển dần sang pha lag trong chu kỳ sinh trưởng khiến mật độ tế bào sống giảm. Từ kết quả trên chúng tơi lựa chọn tốc độ khuấy thích hợp cho 2 chủng Bf 3.1 và Bf 9.2 lần lượt là 10 và 20 vòng/phút.

3.4.2. Lựa chọn tỷ lệ giống cấy thích hợp

Hai chủng Bifidobacterium bifidumBf 3.1, Bifidobacterium animalisBf 9.2 được ni trên thiết bị lên men 5 lit, với tốc độ khuấy đã được tối ưu ở trên, thay đổi tỷ lệ giống cấy ở các nồng độ 1%, 2%, 5%, 10%, 15%. Theo dõi sự phát triển của vi khuẩn thông qua giá trị OD 600.

Hình 3.12:Lựa chọn tỷ lệ giống cấy thích hợp cho hai chủng Bifidobacterium

Từ kết quả hình 3.12 cho thấy cả hai chủng Bf 3.1 và 9.2, đều đạt giá trị OD600 cao nhất ở tỷ lên giống 5% với giá trị lần lượt là 2,335 và 2,455. Từ kết quả trên chúng tối lựa chọn tỷ lệ giống thích hợp cho 2 chủng này là 5%.

3.4.3. Lựa chọn thời gian ni thích hợp

Giữ nguyên các điều kiện ni thích hợp ở trên, thay đổi thời gian ni hai chủng Bf 3.1 và Bf 9.2 ở các giá trị thời gian khác nhau: 12 giờ, 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ 60 giờ, 72 giờ. Theo dõi sự phát triển của vi khuẩn thông qua giá trị OD 600 và xác định số lượng tế bào của dịch ni.

Hình 3.13:Lựa chọn thời gian ni thích hợp cho chủng Bf 3.1 quy mơ 5 lít

Hình 3.14:Lựa chọn thời gian ni thích hợp cho chủng Bf 9.2 quy mơ 5 lít

Từ kết quả hình 3.133.14 cho thấy, chủng Bf 3.1 có giá trị OD 600 cao nhất sau 48 giờ nuôi, nhưng số lượng tế bào đạt cao nhất ở 24 giờ đạt 8×109CFU/ml, sau đó giảm dần sau 36 giờ ni. Khác với chủng Bf 3.1, chủng Bf 9.2 có số lượng tế bào cao nhất sau 36 giờ ni cấy đạt 9,1×109CFU/ml, giảm mạnh sau 48 giờ nuôi.

Một phần của tài liệu Bộ môn vi sinh vật học – khoa sinh học đại học khoa học tự nhiên – đại học quốc gia hà nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)