2.1.1 .Vị tríđịa lý và điềukiệntựnhiên
2.2. Tình hình kinhtế xãhội ảnh hƣởng tới việcsửdụngđất củaxã Võng Xuyên
2.2.3. Thực trạng pháttriển cácngành kinhtế
2.2.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Năm 2010 đạt thu nhập gấp 2,2 lần 2005. Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa đang từng bước phát triển. Trong ngành nơng nghiệp có sự chuyển dịch theo xu thế giảm tỷ trọng ngành trồng trọt từ 50,95% năm 2005 xuống cịn 46,29% năm 2009. Chăn ni tăng từ 44,27% năm 2005 lên 44,81% năm 2009. Ngành thủy sản chiếm tỷ trọng thấp (dưới 9%).
Diện tích cây ăn quả, chủ yếu là cam và bưởi tăng từ 8 ha năm 2005 lên 15,6 ha vào năm 2010. Nhiều giống cây trồng mới, quy trình sản xuất mới chuyển giao cho nơng dân ứng dụng vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Võng Xuyên trong 5 năm qua cũng còn gặp những khó khăn đáng kể: Thời tiết biến động thất thường ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Dịch bệnh gia súc, gia cầm biến động phức tạp. Thị trường tiêu thụ các loại nông sản không ổn định. Giá vật tư sản xuất biến động theo hướng bất lợi cho nông dân.
2.2.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Võng Xuyên trong 5 năm qua phát triển khá mạnh. Tỷ trọng ngành CN- TTCN-XD năm 2009 là 31,52%. Thu nhập CN-TTCN-XD năm 2010 đạt 62,92 tỷ đồng, gấp 4,79 lần năm 2005. Các ngành nghề CN-TTCN-XD chủ yếu ở Võng Xuyên là: xây dựng, nghề sắt, sản xuất đồ gỗ gia dụng; sản xuất nhơm kính, sản xuất vật liệu xây dựng…(Nguồn: báo cáo thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ
xã).
Lao động thu hút vào các ngành CN-TTCN-XD năm 2011 là 3.001 người, chiếm 32,87% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế.
Về các loại hình tổ chức sản xuất: Năm 2011, trên địa bàn có 12 doanh nghiệp, gồm có 5 cơng ty cổ phần xây dựng; 6 công ty TNHH dịch vụ xây dựng, 1
cơng ty tư nhân, ngồi ra có 271 hộ cá thể. CN-TTCN-XD đang từng bước phát triển và khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay để đẩy mạnh phát triển CN-TTCN-XD ở Võng Xuyên vẫn đang từng bước gặp những khó khăn, thách thức lớn: Một là, khó khăn về mặt sản xuất. Hai là, người dân còn bị hạn hẹp về tiềm lực vốn đầu tư phát triển các ngành nghề CN-TTCN. Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chưa thực sự thuận lợi, lượng vốn được vay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển CN-TTCN và xây dựng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Bốn là, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất CN-TTCN gặp nhiều khó khăn. Năm là, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Giá cả vật tư, lao động có xu hướng tăng cao làm thu hẹp lợi nhuận của người sản xuất.
2.2.3.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Năm 2005 các hoạt động thương mại, dịch vụ đóng góp 34,01% thu nhập trên địa bàn, năm 2010 là 25,14%.
Các ngành thương mại, dịch vụ kinh doanh chủ yếu ở Võng Xuyên là: Kinh doanh lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn ni, vật tư nơng nghiệp, bán hàng tạp hóa, dịch vụ vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống, giải khát.
Về tổ chức kinh doanh: Tồn xã có 606 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, trong đó: Có 5 doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch vụ (3 công ty cổ phần dịch vụ du lịch và vận tải, 1 công ty cổ phần, 1 doanh nghiệp tư nhân); 588 hộ kinh doanh cá thể. Tổng số lao động thu hút vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ là 2.330 người bao gồm các lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ trong xã và lực lượng khá lớn lao động đi làm thuê tại các khu dô thị, khu công nghiệp.