Ạn hãy đi tham quan các viện bảo tàng hay phòng trưng bày nghệ thuật cá

Một phần của tài liệu giúp bạn khám phá và phát huy tối đa sức mạnh trí tuệ tiềm ẩn trong con người (Trang 31 - 32)

nhân tại nơi bạn sống (nếu không thì có thể sử dụng sách lịch sử mỹ thuật có

hình minh hoạ tốt như cuốn History of Art (Lịch sử Mỹ thuật) của Jansen như

là một phòng trưng bày nghệ thuật di động). Trong bảo tàng, khi bạn bắt gặp một tác phẩm nghệ thuật (tranh sơn mài, tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc, cắt

dán, một bộ sưu tập hay ảnh chụp) hoặc một bộ các tác phẩm mà bạn quan tâm đến thì bạn hãy xem xét nó thật cẩn thận. Không cần tập trung nhiều

vào chủ đề của tác phẩm, thay vào đó bạn chú ý đến cách cảm nhận của riêng

mình về quá trình làm nên nó. Mở rộng tâm hồn và để bản thân tự cảm thấy ngạc

nhiên, bất ngờ như thế nào khi xem tác phẩm.

Thử để ý xem mắt bạn tập trung vào đâu và tại sao nó lại bị lôi cuốn từ chi tiết này đến chi tiết

khác của tác phẩm. Bạn đạt được điều gì khi khảo sát từng phần của tác phẩm? Có phải là mù sắc

hấp dẫn bạn? Hay cách sử dụng những khoảng trống? Cách pha trộn, kết hợp màu sắc? Hay một điều gì đó bạn không định nghĩa được rõ ràng?

Đừng cố phân tích ngay tức khắc những gì bạn thấy mà quan sát những điểm nào gây ra cảm

giác phẫn nộ hay các cảm nhận khác nữa. Giới hạn thời gian tham quan là một giờ, sau đó bạn

ghi lại những gì đã trải qua khi tham quan hoặc kể lại với người thân về tác phẩm nghệ thuật mà

bạn đã thấy. Một hoặc hai tháng sau bạn hãy quay lại để xem nhận xét của bạn thay đổi như thế

nào hay vẫn như cũ (tiếp tục dành nhiều thời gian để khám phá các tác phẩm khác theo cách như

thế).

Trong vài trường hợp, tham quan một bảo tàng và gặp đưựoc bản nguyên gốc của tác phẩm sẽ đem lại kết quả bất ngờ thú vị. Trong số những tác phẩm thật sự gây được xúc động hay ấn tượng mạnh, thì những kiệt tác cổ điển về hội hoạ, điêu khắc và những công trình kiên trúc nổi

tiếng là các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đột quỵ, xúc động đột ngột, ngất choáng hoặc

gây ảo giác. Đây được gọi là hội chứng Sendhal, tên của nhà văn Pháp ở thế kỷ 19, sau khi ông đã miêu tả việc ông từng bị choáng ngợp như thế nào với bức tranh treo tường của Florence. Mặc

dù tình trạng này rất ít gặp phải nhưng thực tế đó cho ta thấy sức mạnh to lớn của mỹ thuật có

thể đem lại cho tâm hồn con người như thế nào. Đáng chú ý hơn, đó là những kinh nghiệm về

bảo tàng nghệ thuật của bản thân bạn, chúng sẽ để lại trong bạn khả năng quan sát tinh tường và

sự nhạy cảm mỹ thuật sâu sắc.

Một phần của tài liệu giúp bạn khám phá và phát huy tối đa sức mạnh trí tuệ tiềm ẩn trong con người (Trang 31 - 32)