Cấu trúc màng sinh vật của các chủng phân lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật (biofilm) ở việt nam (Trang 56 - 58)

Các nghiên cứu về màng sinh vật cũng đã chứng minh rằng màng sinh vật là một hệ thống phức tạp bao gồm các tế bào vi khuẩn và các vi khuẩn lạc trong một mạng lưới chất ngoại bào. Màng sinh vật tổng số có thể được xác định dựa trên các thông số vật lý như khối lượng, mật độ hay độ dày và được xác định dựa cả vào những số đo lý hóa như hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số (TOC), nhu cầu oxy hóa

học (COD). Cấu tạo của màng sinh vật được mô tả chi tiết thông qua phương pháp đo các thành phần cụ thể như hàm lượng polysaccarit ngoại bào, protein, tổng số tế bào hay các thành phần tế bào khác như peptidoglycan, lipopolysaccarit, lipit [5].

Polysaccarit cũng được chứng minh chiếm trên 65% thành phần của chất nền ngoại bào, ngồi ra cịn có một số các hợp chất khác như protein, axit nucleic, lipit, glycoprotein, glycoside hay glucophotphat. Vì vậy, có khi mạng lưới chất ngoại bào cịn có cái tên khác là “biopolymer” hay “polysaccarit” [5].

3.3 Một số đặc tính sinh học và phân loại các chủng vi sinh vật phân lập

3.3.1 Khả năng tạo chất hoạt động bề mặt

Chất hoạt động bề mặt sinh học (biosurfactant) có vai trị quan trọng trong cơng nghiệp thực phẩm như khả năng nhũ tương hóa và tạo bọt trong chế biến thực phẩm, tạo nhũ hóa cho các sản phẩm mỹ phẩm [80]. Ngoài ra, chất hoạt động bề mặt cịn được ứng dụng trong cơng nghệ mơi trường như xử lý các sự cố tràn dầu [6].

Chất hoạt động bề mặt thuộc 4 nhóm glycolipit, photpholipit, lipoprotein và lipopeptit. Trong đó, chất hoạt động bề mặt do chủng vi khuẩn Bacillus subtilis tạo ra là surfactin thuộc nhóm lipopeptit có tính chất hoạt động bề mặt và khả năng kháng khuẩn cao [80].

Nhằm mục đích đánh giá khả năng tạo chất hoạt động bề mặt của các chủng vi sinh vật phân lập, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng nhũ tương hóa dầu ăn của chúng và thu được kết quả như ở hình 14.

Kết quả nhũ tương hóa dầu ăn cho thấy một số chủng vi sinh vật có hoạt tính hình thành màng sinh vật mạnh đồng thời cũng có khả năng tạo thành chất hoạt động bề mặt. Chất hoạt động bề mặt sinh học do vi sinh vật tạo ra là chất có thành phần cấu trúc đa dạng với bề mặt rất hoạt động. Bởi vậy, có một mối liên hệ giữa sự hình thành màng sinh vật và khả năng tạo chất hoạt động bề mặt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phân tử chất hoạt động bề mặt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật (biofilm) ở việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)