Dòng chảy mặt trong khu vực thị trấn Đồng Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm địa chất thủy văn trong mối liên quan với cấu trúc địa chất khu vực thị trấn đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 32 - 35)

Các dòng chảy mặt còn lại khá ngắn và dốc, xuất phát từ những nguồn lộ nước phía trên cao, chảy khơng liên tục theo mùa và đa phần đều đổ ra sông Nho Quế.

1.5.2. Các tầng chứa nước

Trong vùng nghiên cứu, nước tồn tại và vận động trong các lỗ rỗng trầm tích Đệ tứ chưa được gắn kết và nước trong các khe nứt của các đá lục nguyên, và đặc biệt là nước trong các khe nứt, đới dập vỡ và các hang động trong các đá karst. Kết quả khảo sát thực địa cho thấy, hầu hết nước xuất lộ tại ranh giới giữa các hệ tầng, dọc theo các đứt gãy và ở khu vực thị trấn Đồng Văn, nước xuất lộ trong các đới dập vỡ đá vơi và các dịng chảy ngầm trong hang động.

a. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ (Q)

Tầng chứa nước này có diện phân bố chủ yếu dọc theo thung lũng Đồng Văn. Theo kết quả khảo sát, chiều dày tầng chứa nước mỏng không liên tục, thuộc loại không áp, nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt, một lượng nhỏ từ các tầng chứa nước nằm cao hơn chảy xuống. Miền thoát là các suối nhỏ, các rãnh xâm thực và ngấm xuống tầng dưới.

Thành phần đất đá chứa nước gồm: sét, cát, sạn sỏi, cuội và các mảnh vụn đá…Chúng có các nguồn gốc khác nhau như bồi tích, lũ tích, tàn tích và sườn tích… Chiều dày thường thay đổi từ 1m đến 10m, được xếp vào tầng nghèo nước.

Tính chất lý học của nước trong các điểm giếng, nguồn lộ: nước trong, không mùi, vị nhạt, loại hình hóa học: Bicarbonat calci.

Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt, một lượng nhỏ từ các tầng chứa nước nằm cao hơn chảy xuống. Miền thoát là các sông, suối, các rãnh xâm thực và ngấm xuống tầng dưới.

b. Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên, lục nguyên - phun trào hệ tầng sông Hiến (T1 sh)

Các trầm tích của tầng chứa nước này có diện tích phân bố khá rộng rãi ở phía nam - tây nam khu vực nghiên cứu. Thành phần đất đá chứa nước gồm: đá phiến sét, bột kết phân lớp, đá phiến sét vôi, cát kết vôi, cát kết tuf xám lục, bột kết uf, thấu kính mỏng đá vơi, sét vơi xen kẽ, spilit, diasbas prophyr, ryolit prophyr.

Tính chất lý học của nước: nước trong, không mùi, vị nhạt; loại hình hóa học: Bicarbonat calci.

Dựa vào kết quả khảo sát tại các nguồn lộ, thành phần đất đá chứa nước cho thấy khả năng chứa và lưu thơng nước dưới đất kém, có thể xếp tầng chứa nước vào mức độ nghèo nước hoặc tầng cách nước.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nước này thay đổi lớn theo mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát là qua các rãnh xâm thực, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

Ảnh 12. Điểm xuất lộ nước thấm rỉ trong tầng chứa nước Sông Hiến (T1 sh) c. Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - karst trong các trầm tích carbonat - hệ Carbon - Permi trên hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs)

Dựa vào các kết quả nghiên cứu, thành phần đất đá chứa nước có mức độ phong hoá và nứt nẻ mạnh, phát triển hang hốc karst mạnh. Như vậy, xếp tầng chứa nước có mức độ giàu nước và là tầng chứa nước chính trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, nước trong tầng chứa nước karst khá linh động, di chuyển rất nhanh từ trên cao theo các khe nứt, đứt gãy, hang động xuống các cấu trúc chứa nước nên đây là tầng chứa nước rất dễ bị tổn thương.

Ảnh 13. Điểm xuất lộ trong đới dập vỡ đá vôi thuộc hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) ở phía tây thị trấn Đồng Văn

Tính chất lý học của nước: nước trong, không mùi, vị nhạt; loại hình hóa học: Bicarbonat calci-magne.

Động thái nước dưới đất tầng C-P thay đổi lớn theo mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát qua các rãnh xâm thực, hang hốc karst, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

d. Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - karst trong các trầm tích carbonat hệ Devon trên hệ tầng Tốc Tát (D3 tt)

Các trầm tích của tầng chứa nước (D3 tt) phân bố thành dạng dải phát triển theo phương TB-ĐN. Thành phần đất đá chứa nước bao gồm: đá vôi vân đỏ, đá vôi dạng dải xen kẹp vôi sét phân lớp mỏng, đá vơi hoa hóa, đá vơi silic, đá phiến sét.

Dựa vào thành phần đất đá chứa nước chiếm chủ yếu là sét vôi và đá vơi silic, có mức độ phong hóa nứt nẻ, khả năng chứa và lưu thơng nước dưới đất kém. Như vậy, có thể xếp tầng vào tầng chắn nước.

Tính chất lý học của nước: nước trong, không mùi, vị nhạt; loại hình hóa học: Bicarbonat-magne calci.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm địa chất thủy văn trong mối liên quan với cấu trúc địa chất khu vực thị trấn đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)