Số liệu thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phương pháp DVORAK cải tiến để xác định cường độ bão từ ảnh mây vệ tinh địa tĩnh cho khu vực biển đông (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP ADT VÀ SỐ LIỆU THỬ NGHIỆM

2.2. Số liệu thử nghiệm

Số liệu sử dụng để đánh giá sai số vị trí, cường độ bão giữa kết quả từ phương pháp Dvorak cải tiến (ADT) so với best track Việt Nam của 41 cơn bão hoạt động trên biển Đông với 632 chu kì dự báo (cách nhau 6 tiếng một lần) trong thời gian 6 năm từ 2010 - 2015 bao gồm những số liệu sau:

* Số liệu vệ tinh địa tĩnh MTSAT

Số liệu vệ tinh MTSAT từ năm 2010 - 2015 là thời gian vệ tinh địa tĩnh MTSAT-2 của cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) hoạt động và quét trên khu vực biển Đông. Số liệu MTSAT sử dụng dưới định dạng NetCDF làm số liệu đầu vào cho phương pháp ADT. Số liệu vệ tịnh địa tĩnh MTSAT-2 thu nhận tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương với miền tính -50N đến 400N và 950E đến 1400E, với tần suất 30 phút có một sản phẩm bao gồm 5 kênh:

- Kênh thị phổ (VIS) với bước sóng 0.68µm.

- Kênh hồng ngoại nhiệt 1 (IR1) với bước sóng 10.8µm. - Kênh hồng ngoại nhiệt 2 (IR2) với bước sóng 12µm. - Kênh hơi nước (WV) với bước sóng 6.8µm.

- Kênh cận hồng ngoại (IR4) với bước sóng từ 3.7µm.

Trong đó kênh thị phổ có độ phân giải 1 km, cịn 4 kênh ảnh cịn lại có độ phân giải 4 km.

* Số liệu dự báo bão của Nhật Bản

Cùng với số liệu vệ tinh MTSAT, số liệu dự báo về các cơn bão trên biển Đông từ năm 2010 - 2015 của Nhật Bản được sử dụng làm số liệu đầu vào để chạy ADT trong môi trường Linux. Số liệu dự báo bão của Nhật Bản được lấy từ trang mạng internet: http://weather.unisys.com/hurricane/archive/.

* Số liệu kết quả của phương pháp ADT

Kết quả chạy ADT bao gồm số liệu tương ứng với số liệu best track về thời gian, vị trí, tốc độ gió cực đại, trị số khí áp thấp và dạng mẫu mây bão của 41 cơn bão hoạt động trên biển Đông (Phụ lục 1) với 632 chu kì dự báo (cách nhau 6 tiếng một lần) trong thời gian 6 năm từ 2010 - 2015. Khi cơn bão đổ bộ vào đất liền, số liệu đã

được loại bỏ trong quá trình đánh giá vì trong trường hợp này, phương pháp ADT khơng phân tích cường độ bão trên đất liền. Phụ lục 2 là một ví dụ về kết quả chạy phương pháp ADT sử dụng đánh giá trong cơn bão số 1 (Con son) năm 2010.

* Số liệu best track của Việt Nam

Sử dụng để đánh giá với số liệu trong kết quả chạy ADT và phân tích Dvorak cổ điển. Bao gồm số liệu về thời gian, vị trí, tốc độ gió cực đại, trị số khí áp thấp nhất và cấp bão. Khi bão đổ bộ vào đất liền, số liệu best track cũng đã được loại bỏ. Phụ lục 3 là một ví dụ về thơng tin best track Việt Nam sử dụng trong đánh giá của cơn bão số 1 (Con son) năm 2010.

* Số liệu phân tích Dvorak cổ điển của hai cơn bão số 6 (Rammasun) năm 2014 và số 2 (Megi) năm 2010

Số liệu phân tích theo phương pháp Dvorak cổ điển được tính tốn trên ảnh thị phổ (VIS) và hồng ngoại (IR). Quá trình thực hiện phương pháp được chia thành 10 bước như hình 2.9.

BƯỚC 1: Xác định tâm hệ thống mây

TÍNH Tnumber TỪ VIỆC ĐO ĐẠC CÁC ĐẶC TRƯNG MÂY BƯỚC 2: Lựa chọn mẫu hình mây để

phân tích:

2A. Dạng băng cuốn (Curved band) 2B. Dạng lệch tâm (Shear)

2C. Dạng có mắt (Eye)

2D. Dạng khối mây dày đặc trung tâm (CDO)

2E. Dạng tâm nhúng đĩa mây (Embedded)

TÍNH Tnumber TỪ VIỆC SO SÁNH MẪU VỚI MƠ HÌNH BƯỚC 3: Khối mây lạnh ở tâm

BƯỚC 4: Xác định khuynh hướng cường

độ bão trong 24h qua

BƯỚC 5: Chỉ số MET (Model expected

Tnumber)

BƯỚC 6: Chỉ số PT (Pattern Tnumber) BƯỚC 7, 8 VÀ 9: Áp dụng những nguyên

tắc của phương pháp để xác định Tnumber cuối cùng và CInumber

BƯỚC 10: Đưa ra dự báo cường độ 24h

tới

Kết quả số liệu phân tích Dvorak cổ điển cho hai cơn bão số 6 (Rammasun) năm 2014 và số 2 (Megi) năm 2010 để đánh giá bao gồm: thời gian, vị trí, dạng mẫu mây, cường độ CI (Phụ lục 4).

Sử dụng bảng tổng kết của Dvorak (1984) [17] chuyển đổi cường độ CI qua việc phân tích Dvorak cổ điển sang tốc độ gió cực đại và trị số khí áp thấp nhất trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương để đánh giá với số liệu best track và ADT (bảng 2.1).

Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa cường độ bão, tốc độ gió (knot) và áp suất mực biển trên khu vực vùng biển Đại Tây Dương và Tây Bắc Thái Bình Dương

Cường độ CI

Tốc độ gió (Knot)

Áp suất mực biển trên Đại Tây

Dương (mb)

Áp suất mực biển trên Tây Bắc Thái

Bình Dương (mb) 1 25 1.5 25 2 30 1009 1000 2.5 35 1005 997 3 45 1000 991 3.5 55 994 984 4 65 987 976 4.5 77 979 966 5 90 970 954 5.5 102 960 941 6 115 948 927 6.5 127 935 914 7 140 921 898 7.5 155 906 879 8 170 890 858

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP DVORAK CẢI TIẾN (ADT)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phương pháp DVORAK cải tiến để xác định cường độ bão từ ảnh mây vệ tinh địa tĩnh cho khu vực biển đông (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)