Mô phỏng hệ thống

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học trong quản lý xây dựng - Chương 6 pot (Trang 42 - 45)

7. MÔ HÌNH MÔ PHỎNG GIA TˆNG THỜI GIAN CỐ —ỊNH VÀ GIA TˆNG SỰ KIỆN KẾ TIẾP

9.2.Mô phỏng hệ thống

Cũng tương tự như trò chơi mô phỏng kinh doanh, mô phỏng hệ thống cho phép những người sử dụng kiểm tra các quyết định và chính sách quản lý khác nhau để đánh giá hiệu quả môi trường vận hành của hệ thống. Nó thường sử dụng để mô phỏng các hệ thống lớn, động và phức tạp như mô phỏng hệ thống vận hành của công ty (orporate

operating system), mô phỏng hệ thống nền kinh tế quốc gia, mô phỏng bệnh viện và mô phỏng chính phủ của một thành phố.

Trong mô phỏng hệ thống vận hành của công ty, doanh số, mức độ sản xuất, các chính sách tiếp thị, đầu tư, các hợp đồng liên doanh, tài chính và những nhân tố khác có liên quan được thể hiện bởi một chuỗi các phương trình toán học được đánh giá bằng mô phỏng.

Trong mô phỏng hệ thống chính phủ của một thành phố, hệ thống mô phỏng có thể tiến hành đánh giá tác động của sự tăng thuế, phí tốn

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật

GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 510

ngân sách cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá và nhà ở, mở rộng tuyến đường mới, di cư và nhập cư và nhiều vấn đề an sinh khác.

Trong mô phỏng hệ thống kinh tế, thường gọi là những mô hình kinh tế lượng, được các cơ quan đại diện chính phủ, các ngân hàng quốc gia, và những tổ chức lớn sử dụng để dự đoán những mức độ lạm phát, luân chuyển tiền tệ trong nước và ngoại tệ, và nạn thất nghiệp…Đầu vào và đầu ra của bài toán mô phỏng hệ thống kinh tế được minh họa tóm tắt ở hình 6.6 sau đây:

Hình 6.6. Đầu vào và đầu ra của mô phỏng hệ thống kinh tế

Giá trị của mô phỏng hệ thống được thể hiện thông qua việc đặt câu hỏi “What-If?” (Điều gì sẽ xảy ra nếu như?) nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của kết quả đối với các chính sách khác nhau. Chẳng hạn như trong mô phỏng hoạch định công ty, chúng ta có thể thay đổi các giá trị đầu vào như chi phí dùng cho quảng cáo và sau đó đánh giá sự ảnh hưởng lên doanh số, thị phần, hoặc các chi phí ngắn hạn khác. Mô phỏng còn có thể sử dụng để đánh giá các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc xác định chiến lược dài hạn.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật

GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 511 10. XÁC MINH VÀ CÔNG NHẬN

Khi xây dựng mô hình mô phỏng, điều quan trọng là một mô hình mô phỏng phải được kiểm tra để đam bảo rằng nó là mô hình đúng và thể hiện tốt tình huống thực tế.

10.1. Xác minh

Quá trình xác minh (Verification) bao gồm việc xác định xem mô hình trên máy tính có nhất quán và theo đúng logic của lý thuyết mô hình hay không. Như vậy, xác minh nhằm đảm bảo mô hình không bị lỗi logic.

Các phương pháp xác minh bao gồm nhiều kỹ thuật chuẩn từ việc xây dựng phần mềm như tạo và lập trình mô hình ở dạng nhiều module nhỏ, dò tìm lỗi ở mỗi module nhỏ trước khi kết nối chúng lại với nhau, mời chuyên gia góp ý cho mô hình, kiểm tra mô hình bằng cách dùng các giả thiết đơn giản để so sánh kết quả của mô hình với các lời giải giải tích, sử dụng các bộ dữ liệu thực tế nhập vào và kiểm tra các kết quả đầu ra với thực tế và lần theo từng bước logic khi mô hình mô phỏng được tiến hành. Ngày nay nhiều chương trình mô phỏng có khả năng hoạt hình để người sử dụng có thể quan sát thấy khi một mô hình mô phỏng được thực hiện. Ví dụ mô hình một nhà máy sẽ cho ta thấy dòng sản phẩm chạy từ máy này sang máy khác, hoặc tình trạng máy đang hoạt động hay nghỉ giải lao hay cần sửa chữa. Hoạt hình giúp bạn một phương tiện để quan sát được hoạt động của mô hình và giúp bạn xác định được những vấn đề logic mà thông thường bạn không thấy được. Thông thường sẽ có những dấu hiệu báo lỗi chương trình.

Sự xác minh trả lời câu hỏi " Chúng ta đã xây dựng đúng mô hình hay chưa?".

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật

GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 512

10.2. Công nhận

Sự công nhận (Validation) là quá trình so sánh mô hình mô phỏng với hệ thống thực tế để đảm bảo mô hình thể hiện đúng thực tế. Các giả thiết của mô hình phải được kiểm tra để đảm bảo các phân phối xác suất phù hợp được sử dụng. Một sự phân tích đầu vào và đầu ra của mô hình được tiến hành để xem xét các kết quả khác nhau. Nếu chúng ta biết được những kết quả đầu ra thực tế ứng với một tập các thông số đầu vào cụ thể, chúng ta có thể sử dụng các thông số đầu vào này trong mô hình máy tính để xem xét kết quả của quá trình mô phỏng có nhất quán với hệ thống thực tế hay không.

Sự công nhận trả lời câu hỏi " Chúng ta đã xây dựng mô hình đúng hay chưa?".

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học trong quản lý xây dựng - Chương 6 pot (Trang 42 - 45)