.Dự tính các chỉ số liên quan đến nhiệt độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến đổi khí hậu ở việt nam dựa trên chỉ số khí hậu cực đoan của IPCC khí tưởng và khí quyển 60 44 87 (Trang 63 - 66)

Kết quả dự tính biến đổi nhiệt độ tối cao tuyệt đối trung bình năm (TXx) theo phương án tổ hợp cho thấy, TXx có xu thế tăng và tăng nhanh hơn vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ chuẩn trên quy mô cả nước.

Vào giữa thế kỷ 21, xu thế tăng của TXx phổ biến từ 2 đến 3oC, xu thế tăng nhiều hơn ở phía Bắc (từ Thừa Thiên Huế trở ra) và xu thế tăng ít hơn ở khu vực phía Nam. Vào cuối thế kỷ 21, xu thế của TXx được dự tính tăng lên khoảng từ 3 đến 4,5oCcó những nơi nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên đến trên 50C so với thời kỳ

chuẩn. Trong đó, tăng nhiều hơn ở các khu vực phía Bắc đến Nam Trung Bộ và ít hơn ở khu vực phía Tây Ngun, Nam Bộ (Hình 3-14).

Hình 3-13 Dự tính xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao tuyệt đối trung bình năm (oC) thời kỳ 2040 - 2059 (trái) và 2080 – 2099 (phải)

Hình 3-14 Dự tính xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình năm (oC) thời kỳ 2040 – 2059 (trái) và 2080 – 2099 (phải)

Hình 3-15, giữa thế kỷ 21 xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp tuyệt đối được dự tính tăng, thể hiện nền nhiệt trên phạm vi cả nước tăng với mức tăng khoảng 2 đến 3oC (trừ khu vực Hà Tĩnh - Quảng Bình, Ninh Thuận có mức tăng 1,5 đến 2o

Đến cuối thế kỷ 21 xu thế mức tăng của nhiệt độ tối thấp tuyệt đối lên đên trên 30

C. Trong đó, xu thế tăng nhiều hơn ở khu vực Nghệ An trở ra đến hết diện tích Bắc Bộ, một phần phía nam Nam Bộ, có nơi xu thế tăng dự tính lên đến trên 40C.

Hình 3-15 Dự tính xu thế biến đổi số ngày nắng nóng (ngày) thời kỳ 2040 – 2059 (trái) và 2080 – 2099 (phải)

Hình 3-16, dự tính xu thế biến đổi số ngày nắng nóng (Tx> 350

C), nhìn chung đến giữa thế kỷ 21 số ngày nắng nóng có xu hướng tăng (trên 30 ngày/năm) trên hầu hết diện tích cả nước.Khu vực Nam Bộ có xu hướng tăng cao nhất (có nơi lên đến trên 80 ngày/năm), ngược lại khu vực Tây Nguyên có xu hướng giảm (dưới 20 ngày/năm). Đến cuối thế kỷ số ngày nắng nóng cũng tăng lên (trên 40 ngày/năm) và khu vực Nam Bộ có xu hướng tăng cao nhất cả nước (trên 100 ngày/năm). Hình 3-17 cũng có xu thế dự tính tương tự về sự gia tăng của số ngày nắng nóng gay gắt Tx>370C ở giữa và cuối thế kỷ 21. Số ngày nắng nóng gay gắt có xu hướng tăng nhanh vào giữa (trên 20 ngày/năm) và cuối thế kỷ (trên 30 ngày/năm). Trong đó, xu hướng dự tính tăng nhanh hơn ở các khu vực phía Nam (đặc biệt là khu vực Nam Bộ, trên 80 ngày/năm).

Hình 3-16 Dự tính xu thế biến đổi số ngày nắng nóng gay gắt thời kỳ 2040 – 2059 (trái) và 2080 – 2099 (phải)

Nhận xét: Nhìn chung TXx (2 - 3 oC đến giữa thế kỷ và 3 - 4,5oC đến cuối thế kỷ), TNn (trên 2oC đến giữa thế kỷ và trên 3oC đến cuối thế kỷ) được dự tính đều có xu hướng tăng trong thế kỷ 21 so với trung bình thời kỳ chuẩn(1980-1999). Trong đó, TXx được dự tính có xu thế và mức độ tăng nhanh hơn so với TNn.

Cùng với TXx, TNn, số ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt cũng được dự tính có xu hướng tăng lên đáng kể trong thế kỷ 21, đặc biệt là vào cuối thế kỷ. Trong đó, số ngày nắng nóng (trên 30 ngày/năm) và nắng nóng gay gắt (trên 20 ngày/năm) lại tăng nhiều hơn ở các khu vực phía Nam (TXx và TNn lại có xu thế tăng nhiều hơn ở khu vực phía Bắc). Điều này có thể giải thích do ngưỡng nhiệt độ ở phía Bắc thấp hơn so với phía Nam, đặc biệt là vào các tháng khơng phải mùa hè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến đổi khí hậu ở việt nam dựa trên chỉ số khí hậu cực đoan của IPCC khí tưởng và khí quyển 60 44 87 (Trang 63 - 66)