1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Hà Giang
1.2.4.2. Phương hướng thực hiện
Để thực hiện được 19 chỉ tiêu đã đề ra, đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đã chỉ rõ các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu mà các cấp, ngành tại địa phương cần phải thực hiện nghiêm túc bao gồm:
- Tạo bước phát triển mạnh, tích cực trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững.
- Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phát triển mạnh, đồng bộ và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.
- Phấn đấu tăng trưởng nhóm ngành dịch vụ bình qn năm đạt 17,5%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bán lẻ đạt 4.600 tỷ đồng; tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng tăng bình qn trên 20 %/năm [6].
- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, xuất - nhập khẩu tại khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, các chợ cửa khẩu và các cửa khẩu có điều kiện; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ đầu mối, chợ nông thôn, các khách sạn, nhà hàng, siêu thị.
- Khuyến khích và tạo đột phá trong hoạt động du lịch. Xây dựng và phát triển các tua, tuyến, điểm, khu du lịch đã được quy hoạch, xây dựng thương hiệu, điểm nhấn trong hoạt động du lịch, các làng văn hoá dân tộc, sản phẩm văn hoá dân tộc đặc trưng.
- Phấn đấu giá trị gia tăng ngành cơng nghiệp bình quân năm đạt trên 18%, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 (giá thực tế) đạt 2.000 tỷ đồng [6].
- Phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh và chế biến; phấn đấu tốc độ tăng đàn trâu, bò đạt 6%/năm; đàn dê 10%/năm; đàn lợn 8%/năm [6].
- Khai thác tốt diện tích mặt nước để phát triển ni trồng thuỷ sản lên 2.000 ha, đưa tỷ trọng chăn nuôi đạt 40% [6].
- Mở rộng diện tích cây đậu tương lên 25.000 ha, lạc 10.000 ha, trồng cỏ 30.000 ha... Tập trung trồng trên 55.000 ha rừng sản xuất và 10.000 ha cây cao su ở các huyện vùng thấp, tạo thành vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến [6]. Thực hiện có hiệu quả dự án bảo vệ và phát triển rừng ở 06 huyện vùng cao; nghiên cứu trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn ở các huyện phía Bắc bằng các loại cây bản địa đa mục đích. Bảo vệ và quản lý nghiêm ngặt các khu vực rừng đầu nguồn nước.
- Ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, giải quyết cơ bản nước sinh hoạt cho các huyện vùng cao núi đá. Tập trung số hộ sống rải rác và trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét đến các khu vực ổn định hơn.
- Lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các dự án theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, các chương trình, dự án phát triển vùng dân tộc thiểu số, nông thôn miền núi và xây dựng nông thôn mới... Phấn đấu 20% số xã đạt tiêu chí nơng thơn mới,
xây dựng thêm nhiều hồ chứa nước ở 04 huyện vùng cao và vùng có nguy cơ hạn hán [16].
- Tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các vùng trong tỉnh, coi trọng phát triển vùng động lực. Tập trung phát triển vùng động lực, phấn đấu giá trị tăng thêm bình qn đạt 15 - 16% và đóng góp khoảng 75% giá trị gia tăng của nền kinh tế [6]. Thực hiện có hiệu quả chương trình 30a ở 06 huyện vùng cao; cơ cấu lại vốn đầu tư, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả vốn đầu tư và các tiềm năng, lợi thế ở từng vùng. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các đô thị, cửa khẩu biên giới và khu dân cư tập trung, với phương châm: Phát triển đô thị gắn với phát triển dịch vụ và xây dựng nông thơn mới ở nơi có điều kiện. Quy hoạch, xây dựng thị trấn Đồng Văn, thị trấn Tam Sơn thành trung tâm, điểm du lịch của công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn.
- Thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách. Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 1.300 tỷ đồng trở lên [6].
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- TNN tỉnh Hà Giang (trừ nước ngầm). Do hạn chế về nguồn số liệu cũng như về thời gian nghiên cứu nên đề tài không nghiên cứu tác động của BĐKH đến nguồn tài nguyên nước ngầm. Đối tượng nghiên cứu là nguồn TNN Hà Giang bao gồm: lượng mưa, dòng chảy và nước mặt, lũ quét - lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán.
- BĐKH nói chung, những diễn biến, xu thế của BĐKH và tác động của BĐKH đến TNN (trừ nước ngầm) tỉnh Hà Giang. Sự thay đổi lượng mưa kéo theo những hệ quả như thay đổi dòng chảy ảnh hưởng lớn đến lũ quét và lũ ống, làm gia tăng nguy cơ xảy ra của chúng. Sự thay đổi nhiệt độ cùng lượng mưa ảnh hưởng đến bốc hơi nước tiềm năng và hạn hán.