Bão VICENTE (2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lượng mưa dự báo của mô hình GSM trong điều kiện xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng đến việt nam (Trang 69 - 75)

CHƯƠNG 2 : NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6. Thử nghiệm

3.6.2. Bão VICENTE (2012)

Trưa 18/7 một áp thấp ở vùng biển ngồi khơi phía đơng quần đảo Philippin đã mạnh lên thành ATNĐ. Sáng 21/7 ATNĐ đi vào phía đơng bắc Biển Đông và

thành bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây khoảng 15-20km/h; đến sáng 22/7 bão di chuyển rất chậm, có lúc lệch về phía tây nam; từ sáng 23/7 bão di chuyển lệch lên phía bắc rồi chủ yếu theo hướng tây bắc khoảng 15- 20km/h và cường độ mạnh dần lên cấp 10-11, sau tăng lên cấp 12-13. Sáng sớm 24/7 bão số 4 đổ bộ vào đất liền phía tây nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sau khi vào đất liền bão di chuyển theo hướng tây tây bắc khoảng 15-20km/h và cường độ giảm dần xuống cấp 8. Đêm 24/7 bão suy yếu dần thành ATNĐ trên khu vực phía tây nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và đổi hướng di chuyển về phía tây tây nam, đến sáng sớm 25/7 khi đi vào vùng núi Cao Bằng - Lạng Sơn ATNĐ suy yếu thành vùng áp thấp, sau đó tiếp tục di chuyển về phía tây và tan dần.

+ Tình hình mưa

Bão số 4 có nguồn gốc từ một ATNĐ ở vùng biển ngồi khơi phía đơng quần đảo Philippin. Khi vào Biển Đông, ATNĐ mới mạnh dần lên thành bão, cường độ bão lúc mạnh nhất đạt cấp 12-13, giật cấp 14-15. Khi di chuyển vào vùng núi phía đơng Bắc Bộ bão số 4 đã suy yếu thành vùng áp thấp và gây ra mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to ở Bắc Bộ; tổng lượng mưa đo được từ ngày 24 đến ngày 26/7 ở vùng núi và trung du Bắc Bộ phổ biến khoảng 80-160mm (riêng các tỉnh Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang khoảng 100-200mm), có nơi hơn 200mm như ở Bảo Yên là 225mm, Cẩm Ân là 253mm và Làng Giữa (Yên Bái) là 234mm, Đoan Hùng (Phú Thọ) là 247mm, Hàm Yên là 218mm và Tuyên Quang là 363mm, Phố Đu (Thái Nguyên) là 222mm, Nguyên Bình (Cao Bằng) là 211mm; ở vùng đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ, Thanh Hóa phổ biến khoảng 10-30mm, có nơi 40-80mm.

(a) (b)

Hình 3.22. Mơ hình dự báo mưa 72h từ 7h ngày 24/7/2012 (a) và đường đi bão

số 4 (b) + Thử nghiệm:

Mưa mơ hình dự báo trường hợp này là 128.1mm.

Tổng lượng mưa 3 ngày với tác động địa hình: 128.1 +115.9 =244.0

Thực tế cho thấy vùng núi và trung du Bắc Bộ phổ biến khoảng 80-160mm (riêng các tỉnh Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang khoảng 100-200mm), có nơi hơn 200mm như ở Bảo Yên là 225mm, Cẩm Ân là 253mm và Làng Giữa (Yên Bái) là 234mm, Đoan Hùng (Phú Thọ) là 247mm, Hàm Yên là 218mm và Tuyên Quang

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trường mưa của XTNĐ trên khu vực Biển Đông trên cơ sở sử dụng các sản phẩm mơ hình dự báo, số liệu thực tế… trong trường hợp XTNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và qua phân tích các trường hợp cụ thể trong các năm gần đây, chúng tơi có một số nhận xét như sau:

- Khi XTNĐ hoạt động kết hợp với gió mùa đơng bắc thì vùng mưa cường độ lớn tập trung ở phía bắc của XTNĐ, dự báo mơ hình thấp hơn thực tế 121.1/72h. - Trường hợp XTNĐ đi vào bờ, gặp đới gió mùa tây nam mạnh chuyển ra đông XTNĐ do bị khuất gió thì trường mưa tập trung tây và tây nam XTNĐ. Trường hợp này mơ hình dự báo mưa thấp hơn thực tế 100.4mm /72h.

- Trường hợp XTNĐ hoạt động ở khu vực Việt Nam tương tác với đới gió tây trên cao thì mơ hình thường dự báo thấp hơn thực tế ở phía tây, tây nam XTNĐ. Sai số 61.6 mm/72h.

- Tác động của yếu tố địa hình rất lớn đối với phân bố mưa trong XTNĐ. Trong trường hợp XTNĐ đổ bộ vào khu vực có địa hình núi cao; do tác dụng động lực và địa hình thì lượng mưa thường cao hơn mơ hình 115.9 mm/72h. Những XTNĐ đổ bộ vào Nam Bộ thì dự báo mơ hình là khá chính xác.

Tóm lại, mặc dù cịn có một số hạn chế nhất định, tuy nhiên đây là kết quả bước đầu có thể để tham khảo sử dụng trong nghiệp vụ dự báo bão, ATNĐ ở nước ta; đặc biệt là khi phân tích dự báo về mưa xảy ra khi bão, ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta.

Kiến nghị:

Trên đây là kết quả nghiên cứu bước đầu trong 10 năm 2001 - 2010, trong đó chỉ lấy những cơn điển hình để tính sai số. Cần tiếp tục nghiên cứu chuỗi số liệu qua nhiều năm hơn để cung cấp thêm cơ sở xác định sai số trong công tác dự báo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Đình Bá (1983), “Một số đặc điểm hệ thống mây bão trên biển

Đơng và vùng kế cận”, Tập cơng trình khoa học của đề tài 25-06-05-01.

2. Hoàng Đức Cường và ccs (2008), Nghiên cứu thử nghiệm dự báo mưa lớn ở Việt Nam bằng mơ hình MM5, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi

trường.

3. Vũ Thanh Hằng, Chu Thị Thu Hường, Phan Văn Tân (2009), “Xu thế

biến đổi của lượng mưa ngày cực đại ở Việt Nam giai đoạn 1961 – 2007”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, (số 25), tr.423-430.

4. Vũ Thanh Hằng, Ngô Thị Thanh Hương, Phan Văn Tân (2010), “Đặc

điểm hoạt động của bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam giai đoạn 1945 - 2007”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, (số 26), tr.344-353

5. Hoàng Minh Hiên, Nguyễn Vinh Thư và cộng sự (2000), “Thử nghiệm

sử dụng ảnh mây vệ tinh địa tĩnh GMS-5 trong đánh giá mưa”, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn số 11 (479), tr. 30-35.

6. Trần Gia Khánh (1998), Hướng dẫn nghiệp vụ dự báo thời tiết.

7. Lương Tuấn Minh (2012), Sử dụng mơ hình dự báo gió mùa đơng bắc báo cáo hội nghị dự báo viên toàn quốc, Quảng Bình.

8. Lương Tuấn Minh (2013), Nghiên cứu xây dựng dự báo định lượng mưa, gió bão, áp thấp nhiệt đới trên cơ sở cấu trúc bão, áp thấp nhiệt đới khi đổ bộ vào Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

9. Trần Cơng Minh (2003), Khí tượng synop nhiệt đới, NXB Đại học

10. Trần Quang Năng (2009), Đánh giá sai số hệ thống dự báo mưa của mơ hình HRM cho khu vực Đơng Bắc Bộ, Luận văn thạc sĩ Khí tượng, trường Đại

học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Bùi Minh Tăng (2012-2014), Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo mưa lớn thời hạn 2- 3 ngày phục vụ công tác cảnh báo sớm lũ lụt khu vực Trung Bộ Việt Nam, Đề tài cấp Nhà Nước.

12. Nguyễn Ngọc Thục (1994), Hình thế Synop mưa lớn miền Trung, Dự án MT.

13. Trần Tân Tiến (2004), Xây dựng mơ hình dự báo các trường khí tượng thủy văn Biển Đông Việt Nam, Đề tài cấp nhà nước KC.09.04.

14. Trần Tân Tiến (2007), Dự báo số thời tiết, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội.

15. Nguyễn Tiến Toàn (2011), Khả năng dự báo mưa lớn do khơng khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới cho khu vực Trung Trung Bộ bằng mô hình WRF, Luận văn thạc sĩ Khí tượng, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương (2011), Đặc điểm khí tượng thuỷ văn từ năm 2001-2010.

Tiếng Anh

17. A. Papadopoulos and P. Katsafados. Evaluation of two Operational Weather Forecasting Systems for the Mediterranean Region.

18. Masumoto Jun and Satoru Yokoi (2008), Collaborative Effects of Cold Surge and Tropical Depression–Type Disturbance on Heavy Rainfall in Central Vietnam, Center for Climate System Research, University of Tokyo, Chiba, Japan,p.3275-3287.

19. Meng Zhiyong and Shuanzhu Gao (2009), Observational Analysis of Heavy Rainfall Mechanisms Associated with Severe Tropical Storm Bilis (2006)

after Its Landfall, China National Meteorological Center, Beijing, China, p.1881- 1897.

20. N. Tartaglionel, S. Mariani, C. Accadia, A. Speranza and M. Casaioli.

Comparison of rain gauge observations with modeled precipitation over Cyprus using Contiguous Rain Area analysis.

21. Wu Chun-Chieh, Kevin K. W. Cheung, Ya-Yin Lo (2009),Numerical Study of the Rainfall Event due to the Interaction of Typhoon Babs (1998) and the Northeasterly Monsoon.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá lượng mưa dự báo của mô hình GSM trong điều kiện xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng đến việt nam (Trang 69 - 75)