Thách thức và cơ hội của BĐKH đối với thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phát thải khí nhà kính từ chất thải tại hà nội và đề xuất các giải pháp quản lý (Trang 32 - 35)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu (thành phố Hà Nội)

1.2.4. Thách thức và cơ hội của BĐKH đối với thành phố Hà Nội

1.2.4.1. Thách thức

Đối với Thủ đô Hà Nội, BĐKH thể hiện rõ nét trong nhiều thập kỷ qua. Kết quả tổng hợp thống kê các số liệu về các yếu tố khí tượng tại các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn từ năm 1961 đến nay cho thấy: lượng mưa có xu thế

chung là tăng, giá trị trung bình tổng lượng mưa năm tăng từ 1249,4 mm (giai đoạn trước 1975) lên hơn 1600 mm trong các giai đoạn tiếp sau (1676,1 mm - giai đoạn 1975- 2005 và 1630,4 mm - giai đoạn 2005 - 2013), tăng khoảng 25%; chênh lệch lượng mưa giữa tháng lớn nhất và tháng nhỏ nhất lớn từ 50 - 80 lần; giá trị mưa ngày lớn nhất có xu thế tăng mạnh từ 175,7mm (giai đoạn trước 1975) lên 185mm (giai đoạn 1975-2005) và đạt 347mm (giai đoạn 2005-2013). Nhiệt độ trung bình năm qua các giai đoạn có xu thế tăng, giai đoạn trước 1975 là 27,050C, đến giai đoạn 1975 - 2005 là 27,80C và giai đoạn từ 2005 - 2010 là 28,20C. Nhiệt độ tối cao tăng mạnh từ 33,080C (giai đoạn trước 1975) lên 33,740C (giai đoạn 1975-2005) và đạt 34,80C (giai đoạn 2005 - 2013). [12]

Theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam được Bộ tài nguyên Môi trường công bố năm 2012, áp dụng cho thành phố Hà Nội trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, các yếu tố khí tượng thủy văn như sẽ thay đổi như sau:

Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm đều tăng ở các kịch bản, đối với kịch bản phát thải thấp nhiệt độ tăng từ (0,5 - 1,70C) so với thời kỳ 1980 - 1999, tăng (0,5 - 2,60C) đối với kịch bản B2, tăng (0,7 - 3,30C) đối với kịch bản phát thải trung bình. Cuối thế kỷ 21 nhiệt độ tăng nhiều nhất từ 1,7 - 3.30C và tăng nhiều nhất là kịch bản bản phát thải cao, tăng 3,30C [12]

Nhiệt độ mùa Đông vào cuối thập kỷ 21 tăng nhiều nhất so với các mùa trong năm, đối với kịch bản B1, B2 và A2 tăng lần lượt là 1,8; 2,8 và 3,5 [12]

Về lượng mưa: Lượng mưa năm đều tăng ở các kịch bản, đối với kịch bản B1 lượng mưa tăng từ (1,2 - 4,3%) so với thời kỳ 1980 - 1999, tăng (1,3 - 6,6%) đối với kịch bản B2, tăng (1,4 - 8,4%) đối với kịch bản A2. Cuối thế kỷ 21 lượng mưa tăng nhiều nhất từ 4,3 - 8,4% và tăng nhiều nhất là kịch bản A2, tăng 8,4%. Theo kịch bản BĐKH thì lượng mưa mùa Xuân của thành phố Hà Nội là giảm (giảm từ 1,7 đến 3,2 vào cuối thế kỷ 21) trong khi các mùa còn lại trong năm đều tăng và tăng nhiều nhất là vào mùa hè [12]

Theo thống kê từ năm 1910 đến năm 1970 tần suất mưa, lụt lớn xảy ra tại thành phố Hà Nội từ 15 đến 25 năm/lần. Giai đoạn 1970 đến nay thì các đợt lũ lụt xảy ra tại Hà Nội trở nên thường xuyên hơn với tần xuất 5 - 7 năm/lần. Điển

hình có thể nhận thấy rõ nét nhất một số trận mưa lớn và lụt ở thành phố Hà Nội, như: năm 1984, 1986, đặc biệt ở trận úng lụt có đợt mưa to bất thường vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008.…Từ năm 2010 đến nay liên tiếp xảy ra các đợt mưa bão, đặc biệt là cơn bão số 5/2012 và các cơn bão số 5, số 6, số 14 vào đầu tháng 8 và giữa tháng 11/2013, gây ngập lụt làm tắc nghẽn giao thông ở nhiều tuyến đường dẫn đến những tổn thất về kinh tế cho thành phố [12]

Với định hướng của thành phố Hà Nội là sẽ phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp trong những năm tới, do vậy các hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng sẽ tăng cường mạnh mẽ, đặc biệt là trong công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển đô thị, làm tăng lượng phát thải KNK. Điều này đi ngược lại xu thế chung của quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia, không phụ thuộc là nước phát triển hay đang phát triển, đều phải giảm phát thải KNK nhằm góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Trong khi năng lượng tái tạo, năng lượng mới có mức phát thải KNK thấp nhưng địi hỏi đầu tư lớn và có giá thành cao.

Trên quy mơ tồn cầu, đang dần hình thành các chính sách về giảm nhẹ phát thải KNK có thể tạo ra các rào cản mới trong thương mại. Nếu các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, khơng có lựa chọn phù hợp, hài hịa chính sách quốc gia với quốc tế thì khơng vượt được qua rào cản do chưa có đủ tiềm lực tài chính và cơng nghệ để sản xuất ra hàng hóa đủ điều kiện tham gia thị trường hàng hóa các-bon thấp. Đây cũng được xem là một thách thức lớn cho Thành phố nói riêng.

Nhận thức về BĐKH của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực mà BĐKH gây ra mà chưa quan tâm đúng mức tới việc chuyển đổi lối sống, mơ hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh.

Những thách thức đó địi hỏi thành phố Hà Nội phải có những nỗ lực hơn nữa trong các chính sách, biện pháp tăng cường nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH, song song với phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của một Thành phố trung ương của cả nước.

1.2.4.2. Cơ hội

Biến đổi khí hậu bên cạnh các tác động tiêu cực đối với xã hội thì cũng mang lại một số lợi ích nhất định. Vì vậy, trong bối cảnh BĐKH, địa phương nào biết cách khai thác những cơ hội từ BĐKH thì đó chắc chắn sẽ có những bước đi vững chắc hơn cho chiến lược phát triển kinh tế như:

BĐKH tạo cơ hội để thay đổi tư duy phát triển, tìm ra mơ hình và phương thức phát triển theo hướng phát thải các-bon thấp, bền vững.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển các-bon thấp và hướng đến phát triển bền vững. Việc thực hiện các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK có thể mang lại những cơ hội chuyển đổi công nghệ sản xuất với sự hỗ trợ đáng kể của các nguồn lực trong nước và ngoài nước.

Hiện nay, thành phố Hà Nội có thể khuyến khích thực hiện một số cơ chế như hành động giảm phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA), cơ chế tín chỉ chung (JCM), cơ chế phát triển sạch (CDM) để thúc đẩy quá trình đổi mới cơng nghệ. Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH một cách hợp lý và hiệu quả cũng sẽ tăng tính chống chịu và khả năng thích ứng. Thành phố Hà Nội có thể đưa tư nhân tham gia vào ứng phó với BĐKH như bảo hiểm thiên tai, có phương thức, cơ chế phù hợp cho các hoạt động thích ứng với BĐKH trở thành cơ hội phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phát thải khí nhà kính từ chất thải tại hà nội và đề xuất các giải pháp quản lý (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)