.7 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc ngầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ô nhiễm và nghiên cứu biện pháp xử lý kim loại nặng trong đất và nước tại làng nghề cơ khí xã thanh thùy, thanh oai, hà nội (Trang 66 - 68)

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính NN1 NN2 NN3 NN4

QCVN 09:2008/ BTNMT 1 pH - 6,3 6,5 6,5 6,8 5,5  8,5 2 Amoniac mg/l 0,35 1,27 1,15 0,81 0,1 3 COD mg/l 2,3 3,4 3,0 2,8 4,0 4 CN- mg/l <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0.01 5 Fe mg/l 3,9 12,3 10,7 8,4 5,0 6 Kẽm (Zn) mg/l 0,034 4,4 5,8 3,8 3,0 7 As mg/l 0,0431 0,0473 0,0285 0,0236 0,05 8 Mn mg/l 0,327 0,432 0,352 0,248 0,5 9 Độ cứng mg/l 238 325 332 289 500 10 Pb mg/l 0,0044 0.0043 0.0058 0.0038 0,01 11 Cd mg/l 0,0028 0,0033 0,0041 0,0036 0,005 12 Coliform MPN/100ml KPH 97 92 83 3

QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc ngầm

Ghi chú: Vị trí các điểm lấy mẫu nƣớc ngầm

Vị trí Đặc điểm

NN1 Nƣớc ngầm 1: Tại nhà Ông Khoa giữa thôn Rùa Hạ . NN2 Nƣớc ngầm 2: Tại nhà Ông Vũ Bá Thƣ gần nhà thờ. NN3 Nƣớc ngầm 3: Tại nhà Ơng Vinh giữa thơn Rùa Hạ . NN4 Nƣớc ngầm 4: Tại nhà Ông Nam giữa thơn Rùa Thƣợng.

Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc ngầm trình bày tại bảng 3.7 cho thấy: - Hàm lƣợng sắt vƣợt tiêu chuẩn cho phép 1,68 – 2,5 lần. Cao nhất tại vị trí NN2 (tại nhà Ông Vũ Bá Thƣ gần nhà thờ), vƣợt TCCP 2,5 lần. Hàm lƣợng sắt tại vị trí

NN1(tại nhà Ơng Khoa giữa thôn Rùa Hạ) nằm trong giới hạn cho phép. Qua khảo sát thực tế, vị trí NN1 là điểm dân cƣ khơng tham gia sản xuất cơ khí. Tại các vị trí NN2, 3, 4, hàm lƣợng sắt cao, đây là những vị trí nằm trong khu tập trung nhiều hộ sản xuất cơ khí. Đặc thù của nƣớc thải sản xuất cơ khí chứa nhiều hàm lƣợng kim loại nặng nhƣ sắt, kẽm, cadimi, chì... Lƣợng nƣớc thải này khơng đƣợc thu gom, xử lý triệt để nên qua thời gian đã thấm 1 lƣợng không nhỏ hàm lƣợng sắt xuống các tầng đất, gây ảnh hƣởng tới chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ngầm.

- Hàm lƣợng kẽm vƣợt TCCP 1,3 – 1,9 lần. Cao nhất tại vị trí NN3, vƣợt TCCP 1,9 lần. Hàm lƣợng kẽm tai vị trí NN1 nằm trong giới hạn cho phép.

- Tuy nhiên 1 số chỉ tiêu kim loại nặng khác nhƣ Cadimi, Chì, Asen, Mangan vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Điều đó cho thấy, mặc dù có chịu sự tác động của nƣớc thải sản xuất, tuy nhiên, tác động này không lớn.

- Các chỉ tiêu Photphat (PO43-), COD, Độ cứng,… trong nƣớc đều đạt dƣới hoặc xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép.

- Ngồi ra, trong q trình phân tích, tác giả thấy hàm lƣợng amoniac khá cao. Hàm lƣợng amoniac vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 8,1 đến 12,7 lần. Nguyên nhân do quá trình thấm sâu của nƣớc thải sinh hoạt tại làng nghề .

- Đối với chỉ tiêu vi sinh thì khơng đạt tiêu chuẩn cho phép. Trên thực tế đạt giá trị 83- 97 MPN/100ml nƣớc.

Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc ngầm trình bày tại bảng 3.7 cho thấy chất lƣợng nƣớc ngầm tại khu vực làng Thanh Thùy có chịu tác động của q trình sản xuất cơ khí ở mức nhẹ. Tuy vậy, để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh các bệnh về đƣờng ruột, mắt, viêm loét,... nƣớc ngầm trong khu vực trƣớc khi sử dụng cần phải đƣợc xử lí với nhiều biện pháp thích hợp.

3.4 Kết quả nghiên cứu các giải pháp xử lý KLN làng nghề Thanh Thùy

3.4.1 Biện pháp tăng pH bằng bón vơi (CaO) để cố định KLN trong đất

Biện pháp tăng pH bằng bón vơi (CaO) mục đích là để cố định KLN trong mơi trƣờng đất nhằm hạn chế sự hấp thu KLN vào thực vật nghiên cứu.

pH của đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình đánh giá độ phì nhiêu đất. pH gây ảnh hƣởng đến đời sống của hệ sinh vật đất và đặc biệt có ảnh hƣởng mạnh đến q trình lý, hố, sinh học của đất, tác động trục tiếp đến quá trình hút thu chất dinh dƣỡng của cây trồng. Theo Trần Khắc Hiệp (2009), Khoảng pH từ 6 - 7 là tốt nhất cho việc đồng hoá các chất dinh dƣỡng.

Qua khảo sát thực tế đất xã Thanh Thùy là đất chua (pH= 5,1 - 5,7). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho KLN dễ dàng vận chuyển vào cây trồng. Để khắc phục điều này tác giả sử dụng vôi nhƣ một cơng cụ để hạn chế sự tích luỹ KLN từ nƣớc tƣới vào rau, bởi vì khi các KLN đƣợc đƣa vào đất từ con đƣờng tƣới nƣớc, dƣới điều kiện pH đất cao chúng sẽ kết bị kết tủa và giữ lại trong đất, hạn chế hấp thụ của chúng vào thực vật. Tiến hành bón vơi vào đất ở các mức khác nhau 0 - 2,5gam - 5,0gam - 7,5 gam - 10 gam/chậu, thí nghiệm trên rau cải canh (đại diện cho nhóm rau ăn lá, nhóm rau có khả năng tích luỹ KLN mạnh).

Thí nghiệm trong chậu như sau:

Vị trí đất đƣợc đƣợc lấy về nghiên cứu nằm ở cuối thôn Rùa Thƣợng.Vị trí này tập trung nhiều hộ dân sản xuất cơ khí.

Trƣớc khi tiến hành thí nghiệm, tác giả tiến hành kiểm tra 1 số tính chất của đất, nƣớc tƣới, và vơi bón cho đất để xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến q trình thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ô nhiễm và nghiên cứu biện pháp xử lý kim loại nặng trong đất và nước tại làng nghề cơ khí xã thanh thùy, thanh oai, hà nội (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)