IV. TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN BAN ĐẦU
1. Tải trọng tác dụng lên một cặp cẩu xuồng khi hạvà đưa xuồng từ vị trí xếp đặt trên boong ra mạn
trí xếp đặt trên boong ra mạn
Khi hạ xuồng và nâng xuồng từ vị trí xếp đặt trên boong ra mạn
được tính bằng công thức sau:
Q = [(p1+q.m).k+(q1+q2 )].k (1) (công thức 4.15-Sổ Tay Thiết Bị
Tàu Thuỷ-Tập 2-Phạm Văn Hội-Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải. ) Trong đó :
- k = 1,1 là hệ số tải trọng không đều.
- p1 = 1230 (kg) là trọng lượng xuồng có trang thiết bị nhưng không có người.
- q = 75 (kg) là trọng lượng trung bình một người.
- q1 = (2-2,5)%. p1 = (40 –50)kg; chọn q1 = 50kg là khối lượng của hệ pa lăng nâng xuồng bao gồm ròng rọc trên và khối lượng của ròng rọc dưới, xích hãm cáp
- q2 khối lượng đà trượt. Ở đây không có đà trượt suy ra q2 = 0. - m = 20 người là số lượng người cho phép trên xuồng.
Thay tất cả vào công thức (1) ta có:
Q =[1230+20.75).1,1+50].1,1=3358,3
Chọn Q =3360kg( đây là trường hợp tải trọng lớn nhất tác dụng lên cặp cẩu xuồng). Q =3360kg = 33600N là tải trọng tác dụng lên một cặp cẩu xuồng. Vì vậy khi tính toán kết cấu của một cẩu xuồng ta có tải trọng là
Q/2 =16800N.
2. Tải trọng tác dụng lên cặp cẩu xuồng khi nâng và đưa xuồng từ
mạn vào boong
Q1 = [(p1+q.m1).k+(q1+q2 )].k (2) (công thức 4.16-Sổ Tay Thiết Bị Tàu Thuỷ-Tập 2-Phạm Văn Hội-Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải) Thiết Bị Tàu Thuỷ-Tập 2-Phạm Văn Hội-Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải)
Trong đó:
- m1 : là số người cho phép ở trên xuồng khi nâng. Với m = 20 < 40 suy ra m1 = 2 người.
Thay vào công thức (2) ta được:
Q1=[1230+75.2).1,1+50]=1568 (kg) = 15680N
Đây là trường hợp tải trọng nhỏ nhất tác dụng lên cặp cẩu xuồng. Vì vậy
tải trọng tác dụng lên một cẩu xuồng là Q1/2 = 7840N. Tải trọng này dùng để xác định công suất của tời điện khi nâng xuồng còn khi hạ, xuồng được rơi tự do và được hãm nhờ hệ thống phanh băng đặt tại tang quấn cáp.
IV.6. Tính toán kích thước của cẩu xuồng
Việc tính toán kích thước của cẩu xuồng phải đảm bảo đủ tầm với
để tránh va vào mạn tàu khi tàu nghiêng ngang 150 và nghiêng dọc 100 đang ở đường nước không tải nhỏ nhất. Đồng thời kích cẩu xuồng cũng đảm bảo bố trí thích hợp các chi tiết khác trên boong tàu.
- Đầu tiên là khoảng cách giữa mạn tàu và mạn xuồng b khi tàu ở đường nước không tải nhỏ nhất. Khoảng cách này đảm bảo điều kiện khi tàu nghiêng ngang 150 về phía không hạ xuồng thì mạn xuồng không chạm vào mạn tàu và nó được xác định theo công thức.
b = h.tgφ = 6.tg150=1600mm
Trong đó :
b: Khoảng cách mạn tàu đến mạn xuồng.
h: Chiều cao từ đầu cần cẩu xuồng đến đường nước không tải nhỏ nhất và nghiêng ngang 150 về phía không hạ xuồng chọn h=6m.
- Vị trí đặt cẩu xuồng trên tàu thì mạn xuồng phải nằm trong mạn tàu và chân giá của cẩu xuồng đặt cách mạn tàu một khoảng là chọn c = 270mm
Vậy ta có tầm với a là:
a ≥ b +c +B/2 = 1600 +270 + 1130 = 3000mm (B chiều rộng xuồng) Xuồng ký hiệu : CIII Л.25/24 có B = 2,26m, H =1,35m.
Vậy ta chọn sơ bộ chiều cao của cẩu xuồng là 2,4m và bằng phương pháp vẽ ta xác định kích thước của cẩu xuồng (hình 1.18).
Các kích thước là OD = 570mm; OO2 = 1000mm; OB = 2540mm; O1A = 1820mm; BC = 1420mm; AB = 1140mm.