Kết quả phân tích nước tại các điểm lấy mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng nước ngầm trong mối quan hệ với bãi rác mễ trì (Trang 45 - 48)

Thời gian lấy mẫu Các chỉ tiêu NH4+ NO2- NO3- Cu2+ Pb2+ Zn2+ Cd2+ As2+ Hg2+ 1/6/2013 M1 4.2 0.016 0.44 0.018 0.001 0.005 0.00015 0.016 0.0001 M2 0.25 0.013 38.5 0.016 0.0007 0.103 0.00028 0.014 0.00015 M3 8.17 0.027 0.57 0.014 0.0006 0.006 0.00017 0.027 0.00012 14/09/2013 M1 0.31 0.01 0.25 0.02 0.0018 0.015 0.0002 0.018 0.00012 M2 0.22 0.1 30.2 0.018 0.001 0.08 0.00035 0.017 0.00014 M3 11.4 11.2 20.3 0.019 0.0012 0.035 0.00019 0.026 0.00015

3.2.2 Phương pháp phân tích hóa học

Để nghiên cứu thành phần hóa học của nước rác đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chính:

-Phương pháp hấp thụ nguyên tử (AAS – Atomic absorption spectrometer)

Nguyên tắc chung: Mẫu sau khi được phân huỷ thành dạng dung dịch đồng

nhất, dùng nguồn kích thích mẫu (bằng ngọn lửa khí axetylen hoặc oxit nitơ, hoặc nhiệt…) chuyển các ion trong dung dịch thành dạng nguyên tử tự do. Quá trình này được gọi là q trình ngun tử hố. Ngun tử ở trạng thái kích thích này có khả hấp thụ những ánh sáng đặc trưng của từng ngun tố. Vì vậy, phương pháp này có độ chọn lọc rất cao. Bộ phận thu nhận thông tin sẽ chuyển đến bộ phận xử lý, tính tốn theo cường độ hấp thụ của từng nguyên tố tỷ lệ với hàm lượng có trong mẫu.

- Ứng dụng: Đây là phương pháp được ứng dụng để phân tích các nguyên tố

trong nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có khống sản, đặc biệt các nguyên tố có hàm lượng nhỏ (ppm/ppb). Phương pháp này cho phép xác định được hơn 70 nguyên tố trong nhiều đối tượng (hợp kim, kim loại, sinh học, dược phẩm…), khơng ứng dụng cho các ngun tố có vạch cộng hưởng ở miền tử ngoại như C, P, halogen (Cl, Br, I…), không thể xác định đồng thời nhiều nguyên tố. Đối với khoáng sản kim loại

Au, Ag, Cu, Pb, Zn…Phương pháp này có độ nhạy và độ tin cậy đáp ứng yêu cầu sử dụng (tính tốn trữ lượng, nhận định về khống sản…)

Cu, Pb, Zn, Cd, Bi: 1,10-4 % đến 20% Ni, Co: 1,10-4 % đến 10%

Hg: 3,10-6 % đến 1%

Phương pháp này có quy trình phân tích đơn giản và thuận tiện, tốc độ phân tích nhanh. Đối với mẫu địa chất, khống sản là đối tượng có thành phần nền phức tạp (matrix), dễ ảnh hưởng đến ngun tố phân tích thì phương pháp hấp thụ nguyên tử có độ chọn lọc cao là phương pháp được các phịng thí nghiệm lựa chọn sử dụng.

3.2.3 Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và đánh giá tài liệu

Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá tài liệu là phương pháp truyền thống giúp kế thừa những kết quả nghiên cứu đạt được trước đó để có định hưởng đúng đắn và xác định nhiệm vụ nghiên cứu sát với thực tế.

Kết quả phân tích hàm lượng các cation và anion chính của nước dưới đất được đưa vào phần mềm Excel xử lý và tính tốn để xác định các thông số đặc trưng cho đặc điểm thủy địa hóa mơi trường khu vực nghiên cứu như : Các đặc trưng thống kê về nồng độ thành phần hóa học của nước dưới đất (các giá trị min, max, trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của mỗi ion), xác định độ tổng khống hóa và kiểu hóa học của nước.

Kết quả phân tích kim loại nặng các mẫu phân tích nước dưới đất trên địa bàn nghiên cứu được so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT (Bảng 2.1) và các tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá mức độ ô nhiễm của các nguyên tố này trong nước dưới đất. Sử dụng Excel vẽ các biểu đồ, đồ thị thể hiện mức độ ô nhiễm của chúng so với các chỉ tiêu này.

Các kết quả phân tích hàm lượng các chất hóa học trong nước dưới đất được tổng hợp và so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT (Bảng 3.4) để đánh giá mức độ ô nhiễm. Sự thay đổi hàm lượng của chúng hàng năm tại các điểm quan trắc cố định được thể hiện bằng các đồ thị.

Kết quả thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá tài liệu đã đánh giá sơ bộ về thực trạng ô nhiễm của vùng nghiên cứu và các vấn đề còn tồn tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng nước ngầm trong mối quan hệ với bãi rác mễ trì (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)