Xác định chu kỳ trội của dao động vi địa chấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm vi địa chấn, áp dụng vi phân vùng động đất thành phố hà nội (Trang 31 - 32)

Trước kia, chỉ trong trường hợp lý tưởng người ta mới chọn chính xác được chu kỳ trội của DĐVĐC, còn phần lớn các trường hợp chu kỳ trội của DĐVĐC rất khó xác định, do DĐVĐC thường bị ảnh hưởng bởi các nguồn nhiễu. Để khắc phục vấn đề này người ta đưa ra 2 phương pháp đo DĐVĐC, hình 3.1.

(1) Phương pháp tỉ số phổ cổ điển (phương pháp đo điểm tựa): phương pháp này thực hiện so sánh các DĐVĐC giữa 1 băng ghi DĐVĐC đặt tại một điểm cố định trên đá gốc và một băng ghi DĐVĐC khác đặt tại một điểm khảo sát. Tỉ số phổ so sánh giữa các băng ghi DĐVĐC này mô tả tỉ số phổ đỉnh trội của DĐVĐC ghi được tại thời điểm đó [27]. Các tỉ số phổ này gọi là tỉ số phổ S/R.

(2) Phương pháp đo DĐVĐC một trạm (Phương pháp phân tích tỷ số phổ ngang và đứng (H/V) 1 trạm của Nakamura (1989)) [41]. Theo Nakamura tỉ số phổ H/V của DĐVĐC liên quan đến chu kỳ trội của lớp phủ bở rời và hệ số khuếch đại biên độ của lớp phủ bở rời so với đá gốc. Phương pháp này dựa trên hai giả thiết sau: (i) DĐVĐC theo phương ngang có thể bị khuếch đại thơng qua chùm phản xạ của sóng

S, trong khi đó DĐVĐC theo phương đứng có thể bị khuếch đại thơng qua chùm phản xạ của sóng P; (ii) Sóng Rayleigh chỉ ảnh hưởng đến DĐVĐC theo phương đứng trên lớp phủ, nhưng không ảnh hưởng đến DĐVĐC theo phương đứng trên đá gốc.

Khi đó phương trình hàm truyền của DĐVĐC qua lớp phủ theo phương ngang và đứng là:

ST =𝑆𝐻𝑆

𝑆𝐻𝐵 (3.1) ES = 𝑆𝑉𝑆

𝑆𝑉𝐵 (3.2)

Trong đó: SHS, SHB, SVS và SVB tương ứng là: phổ DĐVĐC theo phương ngang tại bề mặt, phổ DĐVĐC theo phương ngang tại đá gốc, phổ DĐVĐC theo phương đứng tại bề mặt và phổ DĐVĐC theo phương đứng tại đá gốc.

Nếu mơi trường khơng có sóng Rayleigh thì ES=1, ES >1 khi mơi trường bị ảnh hưởng bởi sóng Rayleigh. Khi đó, phương trình ảnh hưởng của sóng Rayleigh STT cho thành phần thẳng đứng và thành phần nằm ngang của DĐVĐC là:

STT = 𝑆𝑇𝐸𝑆 = 𝑅𝑆

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm vi địa chấn, áp dụng vi phân vùng động đất thành phố hà nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)