Chương 2 NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Lựa chọn yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan trong phạm vi nghiên cứu
của luận văn
Tại cuộc họp lần thứ 3 của IPCC vào năm 1998 (Houghton và cs, 2001) [18], Trung tâm Hadley đã thành lập một nhóm chuyên gia để đề xuất ra 27 chỉ số khí hậu cơ bản nên sử dụng trong nghiên cứu các cực trị khí hậu và BĐKH (Peterson và cs, 2001) [30]. Nói chung, 27 chỉ số này đã bao hàm ý nghĩa cực trị của các hiện tượng khí hậu cực đoan liên quan chủ yếu đến nhiệt độ và lượng mưa và có thể ứng dụng cho cả vùng nhiệt đới và ngoại nhiệt đới. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã lựa chọn một số chỉ số có thể xem là phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam để nghiên cứu sự biến đổi liên quan đến nhiệt độ và lượng mưa. Các chỉ số được xác định cho từng ơ lưới mơ hình. Việc tính tốn các chỉ số này sẽ được áp dụng tại từng điểm lưới.
Ở Việt Nam, rét đậm, rét hại là hiện tượng thời tiết thường xảy ra vào những tháng mùa đơng ở các vùng khí hậu phía bắc. Sự xuất hiện rét đậm, rét hại có ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em
và người cao tuổi. Thực tế cho thấy do hiện tượng rét đậm, rét hại mà nhiều năm việc gieo trồng bị đình trệ, thậm chí gây thiệt hại lớn, gia súc gia cầm bị chết hàng loạt do khơng kịp phịng chống, học sinh phải nghỉ học giữa chừng,…
Theo chỉ tiêu hiện đang được áp dụng tại Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hiện tượng rét đậm, rét hại được xác định dựa trên nhiệt độ trung bình ngày (Ttb):
- Nếu Ttb ≤ 150C: Có rét đậm xuất hiện - Nếu Ttb ≤ 130C: Có rét hại xuất hiện
Hiện tượng rét đậm, rét hại có thể kéo dài nhiều ngày, thành đợt, và có thể xuất hiện trên diện rộng. Theo tiêu chuẩn hiện tại ở Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, khi xét cho một khu vực nào đó một đợt rét đậm (rét hại) được xem là xuất hiện nếu có từ một nửa số trạm trở lên trong khu vực đó có Ttb ≤150C (Ttb ≤130C), và xuất hiện từ hai ngày trở lên. Một chuỗi ngày rét đậm có xen kẽ một ngày chưa đạt tiêu chuẩn rét đậm, nhưng trong ngày đó một nửa số trạm có Ttb xấp xỉ 150C (130C) vẫn được xem là một đợt rét đậm (rét hại) liên tục.
Nắng nóng là hiện tượng thời tiết thường xảy ra về mùa hè trên hầu khắp mọi vùng khí hậu Việt Nam. Cũng tương tự như rét đậm, rét hại, hiện tượng nắng nóng xuất hiện có tác động xấu tới sản xuất và đời sống.
Theo chỉ tiêu hiện đang áp dụng tại Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, một đợt nắng nóng xuất hiện trên một khu vực nào đó nếu một nửa số trạm trở lên trong khu vực đó có Tx 350C và RH ≤ 55%, và xuất hiện từ hai ngày trở lên. Một chuỗi ngày nắng nóng có xen kẽ một ngày chưa đạt tiêu chuẩn nắng nóng, nhưng trong ngày đó có ít nhất một nửa số trạm có Tx xấp xỉ 350C và RH ≤ 55% vẫn được xem là một đợt nắng nóng liên tục. Nếu trong khu vực có nắng nóng xuất hiện mà ít nhất một phần ba số trạm có Tx 370C và RH ≤ 45%, (hoặc Tx 390C) thì được xem là có nắng nóng gay gắt (hoặc đặc biệt gay gắt). Trong luận văn này, hiện tượng nắng nóng được xác định dựa trên chỉ tiêu Tx > 350C.
Đặc trưng về mưa rất đa dạng như địa điểm mưa, thời điểm xuất hiện, thời gian kéo dài, cường độ mưa, tổng lượng mưa. Mặc dù vậy khi đề cập đến tính cực
đoan người ta thường quan tâm đến cường độ mưa, được đặc trưng bởi hiện tượng mưa lớn. Khái niệm mưa lớn cũng là một khái niệm tương đối. Ở Việt Nam khi mưa đạt đến cường độ 25mm/ngày được xem là mưa vừa và 50mm/ngày thì được xem là mưa lớn các chỉ số này được ứng dụng tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương. Trong trường hợp ở đây, khi mưa lớn được xem xét như là yếu tố khí hậu cực đoan thì biến lượng mưa ngày cực đại (Rx) sẽ là cơ sở để xác định.
Tóm lại, các yếu tố và hiện tượng cực đoan được lựa chọn trong phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Nhiệt độ cực đại ngày (Tx); - Nhiệt độ cực tiểu ngày (Tm);
- Số ngày trong tháng có nhiệt độ cực đại lớn hơn 350C (Tx35); - Số ngày trong tháng có nhiệt độ cực tiểu nhỏ hơn 150C (Tm15); - Lượng mưa 5 ngày liên tiếp cao nhất tháng (Rx5day);
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MƠ PHỎNG CỦA MƠ HÌNH CCAM CHO THỜI KỲ CHUẨN 1980-1999
Mục đích của chương này là đánh giá khả năng mô phỏng của mơ hình CCAM cho khu vực Việt Nam trong thời kỳ chuẩn 1980-1999. Đầu ra của mơ hình được nội suy về mạng lưới trạm và so sánh với số liệu quan trắc tại trạm và trên lưới. Hai yếu tố khí hậu cơ bản được chú trọng xem xét đến là nhiệt độ và lượng mưa.