Vị trí các mặt cắt trích xuất kết quả từ mơ hình Mike 21

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thủy động lực đến xu thế ổn định theo mùa vùng cửa sông đà diễn (Trang 68 - 69)

Trong đó, mặt cắt 3 tương ứng với điều kiện khu vực họng cửa sông. Mặt cắt 1 thể hiện cho khu vực ngoài biển; các mặt cắt 2, 4 và 5 thể hiện cho khu vực sát họng cửa sông; các mặt cắt số 6, 7, 8 và 9 là thể hiện cho khu vực phía trong cửa sơng.

Từ kết quả trích xuất dữ liệu từ 9 mặt cắt khu vực cửa sông, luận văn sử dụng quan hệ tương quan giữa lưu lượng lớn nhất qua mặt cắt (Qm) và diện tích mặt cắt ngang đó (A) để đánh giá sự ổn định của khu vực cửa sông. Một cửa sông được coi là đạt trạng thái ổn định lý tưởng khi quan hệ giữa hai đại lượng này gần như tuyến tính. “Ứng suất xác định cho cửa sơng ổn định”, τs, có giá trị từ khoảng 0,35 kg/m2

có xu hướng bị bồi và ngược lại, cửa sơng sẽ có xu hướng bị xói khi có giá trị ứng suất lớn (mục 2.1.2.1).

Xét trong điều kiện thủy động lực của giai đoạn 1, khu vực cửa sông chưa đạt trạng thái ổn định lý tưởng (Hình 33). Có thể thấy, mức độ tương quan tuyến tính của A và Qm chưa tốt ở cả hai trường hợp thiết kế. Trong đó, một số mặt cắt có xu thế bị bồi ở cả hai trường hợp thiết kế như mặt cắt 8 và mặt cắt 9 (đây là hai mặt cắt ở phía bên trong sơng). Giá trị ứng suất trung bình của các mặt cắt trong sơng ở trường hợp 1 là 0,18 kg/m2 và ở trường hợp 2 là 0,04 kg/m2. Mặt cắt 2 và mặt cắt 4 có khả năng bị xói ở cả hai trường hợp thiết kế (đây là hai mặt cắt có vị trí ngay sát với mặt cắt họng sơng). Trong khi đó, mặt cắt tại họng cửa sơng (mặt cắt 3) có mức độ ổn định tương đối tốt ở cả hai trường hợp với ứng suất τ = 0,44 kg/m2 ở trường hợp 1 và τ = 0,51 kg/m2 ở trường hợp 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thủy động lực đến xu thế ổn định theo mùa vùng cửa sông đà diễn (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)