CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Năm 1997 Tỉnh Vĩnh Phú được tách ra thành 2 tỉnh: Tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi tái lập tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố, 1 Thị xã và 11 huyện; Với tổng số 248 xã, 29 phường và thị trấn. Phú Thọ là địa bàn cư trú của 23 dân tộc, đó là kết quả của những cuộc di cư từ những vùng đất khác nhau, vào các thời điểm khác nhau của lịch sử. Phú Thọ là mảnh đất cổ, có lịch sử lâu đời, trên những nét cơ bản tương ứng với những giai đoạn chính của tiến trình phát triển lịch sử Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư nơng thơn gắn liền với sự hình thành và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, nông lâm nghiệp là những ngành chủ chốt tạo cơ sở hình thành và phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn Tỉnh Phú Thọ. Nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ đã có những chuyển biến tích cực qua các thời kỳ. Giai đoạn 2010-2015 nhịp độ tăng trưởng bình quân khoảng 8,16%/năm, cao nhất trong các tỉnh vùng núi phía Bắc, cao hơn mức trung bình cả nước 1,46% (cả nước 6,7%).
* Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2005-2015 đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành CN-XD tăng từ 33,2% năm 2005 lên 40,0% năm 2015 giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, ngành dịch vụ vẫn giữ ổn định; Ngành nông lâm-thuỷ sản giảm đáng kể từ 33,1% năm 2005 xuống còn 26,0% năm 2015.
Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành từ năm 2005 đến năm 2015 là tương đối nhanh có tác động lớn đến q trình đơ thị hố trong tồn tỉnh.
* Dân số
Dân số trung bình năm 2015 của tỉnh Phú Thọ là 1.314.498 người. Là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, gồm 23 dân tộc anh em, trong đó đơng nhất là các dân tộc Kinh, Mường. Dân cư phân bố không đều, tập trung cao tại thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao.
* Lao động
Dân số trong tuổi lao động là 768.500 người, chiếm 58,5% dân số toàn tỉnh. Theo kết quả điều tra dân số 31/12/2015, tổng nguồn lao động trong toàn tỉnh là 790.900 người. Bao gồm: Trong tuổi lao động 768.500 người, ngồi tuổi lao động có tham gia lao động là 37.900 người. Tốc độ tăng nguồn lao động trung bình giai đoạn 2000-2014 là 2,1%/năm. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp thấp, chiếm 27,4% trong tổng số lao động cần bố trí việc làm.