ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thực hiện và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện các phương án quy hoạch sử dụng đất huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 31)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN HOÀI ĐỨC,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hoài Đức

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Hoài Đức nằm ở vị trí trung tâm Hà Nội mới, và nằm về phía Tây trung tâm Thành phố Hà Nội. Huyện mới sát nhập vào Hà Nội năm 2008 và có vị trí địa lý nhƣ sau: phía bắc giáp huyện Đan Phƣợng, huyện Phúc Thọ; phía nam giáp huyện Hà Đơng, huyện Chƣơng Mỹ; phía tây giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; và phía đơng giáp huyện Từ Liêm, huyện Hà Đơng [10].

Hồi Đức có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trƣờng tiêu thụ lớn nhƣ nội thành Hà Nội. Với trục Đại lộ Thăng Long đi qua, đây là điểm thay đổi bộ mặt của huyện. Tại huyện cịn có các tuyến giao thơng lớn chạy qua nhƣ Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 423, 422, 70 là một điều kiện thuận lợi cho huyện. Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của Hoài Đức nhƣ một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển chung của Thành phố Hà Nội.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hồi Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hình nghiêng từ bắc xuống nam và từ tây sang đông đƣợc phân làm 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng bởi đê Tả sông Đáy. Vùng bãi do ảnh hƣởng bồi lắng của phù sa sơng Đáy nên có những vùng trũng xen lẫn vùng cao do đó thƣờng gây úng, hạn cục bộ. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 6,5 - 9,0m và có xu hƣớng dốc từ đê ra sơng. Vùng đồng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 4 - 8m, vùng trũng xen lẫn vùng cao [10].

Đặc điểm địa hình này cho phép Hồi Đức có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ.

2.1.1.3. Khí hậu

Hồi Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trƣng khí hậu chính nhƣ sau [10]:

Nhiệt độ khơng khí: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0C, chia làm hai mùa. Mùa hè nóng từ tháng IV đến tháng X. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng XI đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,7- 21,4 0

C. Tháng I có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,7 0C.

Lượng mưa: Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.600 - 1.800 mm, phân bố trong

năm không đều. Mƣa tập trung từ tháng IV đến tháng X, chiếm 80 – 86% tổng lƣợng mƣa cả năm (chủ yếu các tháng 7,8,9, lƣợng mƣa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm). Mùa khơ từ tháng X đến tháng III năm sau, tháng mƣa ít nhất là tháng XII, tháng I và tháng II, với lƣợng mƣa chỉ đạt 17,5 - 23,2 mm.

Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 83% - 85%. Độ ẩm

khơng khí thấp nhất trong năm là các tháng XI, tháng XII, nhiều nhất là tháng III, tháng IV, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm khơng khí giữa các tháng trong năm khơng lớn.

Gió: Hƣớng gió thịnh hành về mùa khơ là gió mùa Đơng Bắc từ tháng XI

đến tháng III năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đơng Nam.

Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật ni, cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau, thuận lợi cho việc sử dụng đất đa dạng. Mùa đơng với khí hậu khơ và lạnh, vụ đơng trở thành vụ chính gieo trồng đƣợc nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao. Yếu tố hạn chế là có mùa khơ, các cây trồng trên vùng vàn cao thiếu nƣớc, phải thực hiện chế độ canh tác phòng chống hạn và vào mùa mƣa thƣờng bị mƣa, bão, gây úng nội đồng ở những vùng trũng.

2.1.1.4. Thủy văn

Tại huyện Hồi Đức có sơng Đáy chảy qua, đây là phân lƣu của sông Hồng, lƣu đoạn sơng chảy qua huyện dài 23km. Lịng dẫn chảy tràn giữa 2 đê Tả Đáy và Hữu Đáy. Khoảng cách từ lịng sơng vào đê trung bình 1,8km, đoạn sơng rộng nhất thuộc xã Vân Côn khoảng 3,9km [10].

Vào mùa kiệt, đoạn chảy qua huyện Hồi Đức dịng chảy rất nhỏ, chỉ có nƣớc hồi quy từ các lƣu vực Đan Hồi, Đồng Mơ. Vào mùa mƣa với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sơng Đáy tại vùng Hồi Đức chỉ ngập lịng sơng, cịn trên bãi ảnh hƣởng khơng đáng kể.

Với hệ thống sông nhƣ trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp phù sa hàng năm cho vùng bãi bồi ven sông. Với tiềm năng đất bãi bồi ven sông này, trong tƣơng lai sẽ đƣợc đầu tƣ cải tạo khai thác nguồn nƣớc ngầm để phát triển nuôi trồng thuỷ sản và chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Năm 2017 dân số huyện Hồi Đức khoảng 228 nghìn ngƣời, mật độ dân số khoảng 23,3 ngƣời/ha, cao hơn so với mật độ dân số của Hà Nội (19,7 ngƣời/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sơng Hồng (khoảng 9,3 ngƣời/ha) và cả nƣớc (2,59 ngƣời/ha) [10].

Trong giai đoạn 2008-2017 dân số huyện Hồi Đức tăng bình qn khoảng 1,58%/năm, dân số đô thị của huyện đạt mức tăng khá cao 5,26%/năm. hiện nay cơ cấu dân số chủ yếu vẫn là dân số nông thôn (chiếm 93% tổng dân số) [10].

Hồi Đức có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ. Do vậy, cùng với xu thế đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại thì số lƣợng các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại dịch vụ sẽ tăng nhanh chóng đồng thời sẽ xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào tạo, có trình độ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lƣợng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Cơ cấu lao động tƣơng ứng với 3 khu vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 45,78% - 25,95% - 21,07%, với số lƣợng lao động nông nghiệp lớn nhƣ vậy, vấn đề cần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động của huyện Hoài Đức khi huyện tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để tiến hành các khu đô thị theo quy hoạch là một trong những khó khăn, vƣớng mắc của chính quyền địa phƣơng [10].

2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2012 - 2017 tăng trƣởng giá trị sản xuất tại huyện đạt khá, 12,75%/năm. So với tiềm năng của huyện thì kết quả này cịn rất khiêm tốn. Xét theo từng năm, tăng trƣởng giá trị sản xuất của huyện không đều, cụ thể là trong khi các năm 2012, 2015 có tốc độ tăng trƣởng khá cao, đạt 18 - 19%/năm thì tốc độ tăng trƣởng của 2 năm 2009, 2010 chỉ đạt trên 11%, năm 2017 tốc độ tăng trƣởng chỉ đạt khoảng 12,5%. Bên cạnh đó, bình qn thu nhập đầu ngƣời chỉ đạt 36 triệu/năm, thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh, cho thấy quy mô nền kinh tế của huyện vẫn còn nhỏ bé [10].

kinh tế của huyện chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Trong đó tỷ trọng ngành cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng khá mạnh; tỷ trọng ngành thƣơng mại, dịch vụ giảm nhẹ, trong khi tỷ trọng của ngành nông, thuỷ sản giảm mạnh. Cụ thể, năm 2011 giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 48,79% trong cơ cấu giá trị sản xuất, đến năm 2017, tỷ trọng các ngành này đã tăng lên trên 60%, tức tăng gần 12% trong 5 năm. Đây là mức tăng mang tính đột biến của cơ cấu tại, khẳng định thế mạnh hiện tại của một huyện mà sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là thế mạnh [10].

Tổng giá trị sản xuất hàng năm đạt 12.723 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2018 đạt 19.131 tỷ đồng, tăng 10,65% so với năm 2017. Trong đó, tỷ trọng thƣơng mại dịch vụ chiếm 51,51%, công nghiệp xây dựng chiếm 42,69%, nông nghiệp 5,8%. Thu ngân sách đạt 2.215.880 triệu đồng, đạt 142,7% dự toán thành phố giao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,92%.

2.1.2.3. Giáo dục và đào tạo

Tính đến năm học 2016 - 2017 tại huyện Hồi Đức có 74 trƣờng, trong đó có 24 trƣờng mầm non, 24 trƣờng tiểu học, 22 trƣờng trung học cơ sở, 04 trƣờng trung học phổ thông và 01 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên [10]. Cơng tác xã hội hố giáo dục đƣợc hoạt động khá thƣờng xuyên và phát huy hiệu quả. Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trị của giáo dục - đào tạo đƣợc nâng cao, thu hút nhiều nguồn lực khác nhau về đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất.

2.1.2.4. Y tế

Mạng lƣới cơ sở y tế huyện Hoài Đức tƣơng đối phát triển, cụ thể có: 01 bệnh viện huyện, 01 trung tâm y tế dự phòng; 20 trạm y tế các xã, thị trấn trong huyện; 200 cơ sở y, dƣợc tƣ nhân, y học dân tộc. Riêng lực lƣợng y tế cơ sở (y tế xã), tính đến hết năm 2009 có 18/20 xã thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đến cuối năm 2010, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế [10].

2.1.2.5. Văn hóa, thơng tin, thể thao

Hiện nay tại huyện có 54 làng cổ truyền thống với 191 di tích lịch sử văn hố có giá trị. Ngồi các di tích lịch sử và văn hóa vật thể, tại huyện Hoài Đức cịn

những văn hố phi vật thể nhƣ các lễ hội, các làng nghề có giá trị văn hố lớn, góp phần bảo tồn và duy trì các giá trị văn hoá truyền thống của huyện. Về phong trào thể dục, thể thao, tồn huyện có 19/20 xã thị trấn có sân thể thao và 115 câu lạc bộ thể dục thể thao đang hoạt động, góp phần sơi động vào phong trào thể dục thể thao tại huyện.

2.1.2.6 Giao thơng

Hồi Đức có đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, tỉnh lộ 422 chạy qua, Đƣờng Đê Tả Đáy đƣợc bê tơng hố với 2 làn đƣờng riêng biệt, mỗi làn rộng 4m, nhiều đƣờng đơ thị trong tồn thể hệ thống đơ thị. Hiện nay, huyện Hồi Đức đang đƣợc triển khai xây dựng các tuyến đƣờng vành đai nhƣ vành đai 3.5, vành đai 4, dự án nâng cấp mở rộng mặt đê tả đáy lên thành đƣờng giao thông cấp IV rộng 9m. Các dự án đƣờng sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh - Dƣơng Xá).

- Quốc lộ, Tỉnh lộ: Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long, Đƣờng 422 (79), Đƣờng 422B (Vân Canh - Sơn Đồng), Đƣờng 423 (72), Đƣờng 70, Đƣờng đê tả Đáy

- Đƣờng liên huyện: Sơn Đồng - Song Phƣơng, Lại Yên - An Khánh, Lại Yên - Vân Canh Lại Yên - Tiền Yên, Song Phƣơng - Vân Côn, Sơn Đồng - Đắc Sở - Tiền Yên, Dƣơng Liễu - Đức Thƣợng, Dƣơng Liễu - Minh Khai

2.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

2.2.1. Tình hình quản lý đất đai huyện Hồi Đức giai đoạn 2011 - 2015

2.2.1.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 01/4/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai công tác lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 của UBND thành phố Hà Nội và các huyện, huyện, thành phố trực thuộc. UBND huyện ban hành kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 29/4/2010 về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Hoài Đức đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015).

Do thành phố thực hiện lập và phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu của thành phố, cho nên đến ngày 30/12/2013 UBND thành phố Hà Nội mới ban hành Quyết định số 7967/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Hoài Đức. UBND huyện tổ chức công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và quản lý sau quy hoạch, lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 theo quy định.

2.2.1.2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Trong những năm qua UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo đối với lĩnh vực tài nguyên và Môi trƣờng nhƣ: Kế hoạch của UBND huyện về xử lý vi phạm đất đai, thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất, Ban chỉ đạo, tổ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng kế hoạch môi trƣờng. Kế hoạch của UBND huyện về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, các văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thống kê quỹ đất cơng ích, đất lúa theo Nghị định 42/NĐ-CP của Chính phủ, thống kê, kiểm kê đất đai, giá đất và các văn bản khác theo chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Tài nguyên & Môi trƣờng và Huyện uỷ.

2.2.1.3. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa giới hành chính

Thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ về việc lập hồ sơ địa giới hành chính các xã, thị trấn; UBND huyện Hồi Đức đã chỉ đạo các địa phƣơng phối hợp với các cơ quan chuyên môn để xác định và cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã theo đúng quy định của pháp luật. Hồ sơ địa giới hành chính đƣợc lƣu hành ở các cấp. Đến nay, tất cả các xã và thị trấn của huyện đều đã có bản đồ địa giới hành chính.

2.2.1.4. Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra, xây dựng giá đất

hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đƣợc triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng đƣợc mục tiêu của ngành. Hoàn thành việc đo đạc bản đồ địa chính theo hệ thống tọa độ Quốc gia thống nhất trên toàn huyện: Đối với đất khu dân cƣ thị trấn đo đạc bản đồ tỷ lệ 1/500, khu dân cƣ nông thôn đo đạc bản đồ 1/1.000. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ tin học vào nhiều lĩnh vực nhƣ công tác cập nhật bản đồ, bàn giao mốc giới, xây dựng hồ sơ địa chính và trích lục bản đồ cịn nhiều hạn chế cần đƣợc khắc phục [11].

2.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Năm 2015, UBND huyện đã ban hành 12 quyết định giao đất cho nhân dân làm nhà ở thơng qua q trình đấu giá đất. UBND huyện cũng chỉ đạo Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng, Trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh huyện Hoài Đức và UBND các xã nơi có đất tổ chức bàn giao mặt bằng cho các hộ trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Đồng thời, huyện cũng thẩm định các dự án thuê đất theo thẩm quyền của huyện để sản xuất kinh doanh [11].

2.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Trong thời gian qua, chính quyền địa phƣơng đã có các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ đối với những hộ gia đình bị mất đất khi nhà nƣớc thu hồi đất. Bên cạnh đó, cũng có chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với ngƣời trực tiếp sản xuất nơng nghiệp bị mất đất và khơng có việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thực hiện và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện các phương án quy hoạch sử dụng đất huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)