Chỉ số RMM là một bộ chỉ số phổ biến, được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về MJO trên thế giới. Do vậy, việc xác định hoạt động của MJO được thực hiện chủ yếu dựa trên bộ chỉ số này. Ngồi ra, với mục đích nắm bắt rõ hơn phương pháp xác định MJO, học viên tiến hành xác định hoạt động của MJO theo một phương thức tương tự như của chỉ số RMM dựa trên NCAR Command Language (NCL).
NCL là một ngơn ngữ lập trình thuộc Viện nghiên cứu thơng tin và máy tính (Computational & Information Systems Laboratory) trong Trung tâm nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Mỹ (National Center for Atmospheric Research – NCAR). NCL được thiết kế dành cho việc phân tích và hiển thị các dữ liệu khoa học, đặc biệt là trong việc mơ phỏng trong khí quyển hay trên đất liền. Các hàm tính phục vụ cho các nghiên cứu về MJO được hướng dẫn và cung cấp trên website http://www.ncl.ucar.edu/Applications/mjoclivar.shtml.
Từ bộ số liệu tái phân tích U850, U200 ban đầu của NCEP và dữ liệu OLR của NOAA, học viên tiến hành thiết lập bộ số liệu chuẩn sai hàng ngày cho thời đoạn từ ngày 01/01/1981 đến 31/12/2013, khu vực tính là vùng từ 15OS – 15ON quanh xích đạo tồn cầu. Trong chương trình tính có tiến hành phép lọc tần số với dải lọc là khoảng chu kỳ 20 – 100 ngày, trọng số là 201 do vậy chuỗi số liệu thu được sẽ mất 100 ngày đầu và 100 ngày cuối. Dải lọc 20 – 100 ngày tương đương với chu kỳ của MJO được lựa chọn nhằm nắm bắt các dao động có tần số liên quan. Chuỗi số liệu các biến khí tượng trên sau khi thực hiện phép lọc dải tần số 20 – 100 ngày được tiến hành lấy trung bình trên khoảng vĩ tuyến 15OS – 15ON và chuẩn hóa bằng độ lệch chuẩn của từng biến khí tượng. Chuỗi số liệu chuẩn hóa trên được sử dụng để thực hiện phân tích trực giao.
Chuỗi thành phần chính PC1 và PC2 thu được sau khi tiến hành phân tích trực giao sẽ được sử dụng như cặp chỉ số dùng để xác định vị trí và cường độ của MJO. Tập số liệu PC1 và PC2 thu được theo phương thức tính trên gọi là ReCal.