Quy trình sản xuất tinh bột sắn tại Dương Liễu hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nguồn thải giàu photpho và đề xuất công nghệ xử lý, thu hồi tại làng nghề dương liễu hoài đức hà nội (Trang 38 - 39)

3.2. Kết quả điều tra hiện trạng môi trƣờng và vấn đề sức khỏe tại Dƣơng Liễu

Chất thải tại Dương Liễu chủ yếu là do chế biến nông sản như sản xuất tinh bột sắn đã và đang là vấn đề bức thiết của toàn xã. Vào những tháng niên vụ sản xuất, hệ thống tiêu thoát nước đặc biệt là các kênh chính như kênh Tiêu và kênh Đan Hồi khơng đáp ứng kịp khiến cho rác thải tràn ngập các kênh, mương; ứ đọng tại các cống rãnh là mầm mống lây lan dịch bệnh; nước thải đen kịt cùng với đó là mùi hôi thối bốc lên từ các cống thải khiến cho môi trường các làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người lao động và người dân trong vùng. Theo điều tra, tỷ lệ mắc bệnh tại các làng nghề cao hơn hẳn những vùng thuần nông, tuy thu nhập tăng nhưng tại các làng nghề sức khoẻ của người dân đang giảm một cách đáng kể. Theo ơng Hồ Trung Nghĩa, Trưởng phịng Tài nguyên và Môi trường huyện: “Tổng lượng chất thải rắn do làng nghề thải ra khoảng 112.200 tấn/năm, chất thải theo nước thải đã gây ứ đọng hệ thống cống rãnh, có nơi chất thải dày 0,2 – 0,3m và kéo dài hàng cây số”. Không những vậy, đặc thù của làng nghề là chế biến tinh bột nên lượng nước thải rất lớn khoảng 1.200m3/ngày. Nguồn nước mặt có màu đen xám, cao hơn mức độ màu trung bình 2,12 lần; hàm lượng chất ơ nhiễm cao: coliform (một nhóm vi khuẩn rất phổ biến) cao hơn vài nghìn lần so với mức trung bình, coliform vào khoảng 1,4.104 MPN/100ml; lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn tiêu chuẩn 2mg/l, lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước cao hơn tiêu chuẩn 18,23 lần, lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy

Trần Bá Thạch Luận văn tốt nghiệp

36

hóa các chất hữu cơ theo phản ứng cũng cao hơn tiêu chuẩn 12,3 lần…[2]. Đây là nguyên nhân khiến các bệnh về mắt, đường hô hấp của người dân cao gấp 3-5 lần so với các địa phương khác.

Bệnh hay gặp nhất là loét chân tay, chiếm 19,7%, các vấn đề về tiêu hóa 1,62% (chủ yếu là rối loạn tiêu hóa, đau bụng), hơ hấp 9,43%, mắt 0,86%, bệnh mãn tính thường gặp là bệnh tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 4,28% (chủ yếu là loét dạ dày tá tràng, sau đó đến bệnh đại tràng). Tỷ lệ mắc bệnh đau mắt hột chiếm tới 70%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nguồn thải giàu photpho và đề xuất công nghệ xử lý, thu hồi tại làng nghề dương liễu hoài đức hà nội (Trang 38 - 39)