Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về trầm tích lơ lửng, trong đó đáng kể Nhiệm vụ Quan trắc mơi trường biển phía Bắc [3] do Viện Tài nguyên và Môi trường biển thực hiện từ năm 1995 đến nay. Dựa trên chuỗi số
liệu quan trắc trong giai đoạn 1996-2010 (15 năm), học viên đã phân tích và đánh giá sự biến đổi của TTLL khu vực cửa sơng ven biển Hải Phịng (đại diện điểm quan trắc tại Đồ Sơn được thể hiện trên hình 3.1) theo thời gian như sau:
.
Hình 3.1. Vị trí và tọa độ điểm quan trắc TTLL và khu vực lân cận [3]
Hình 3.2. Biểu đồ giá trị TTLL trung bình mùa (1996-2010) khu vực Đồ Sơn
Theo hình 3.2 cho thấy giá trị TTLL của khu vực nghiên cứu có các năm 1996, 1997, 2006, 2007 và 2009 cả hai mùa khô và mưa đều vượt GHCP so với QCVN10: 2008/BTNMT (Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ đối với nước dùng cho Nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn thuỷ sinh, thơng số trầm tích lơ lửng 50 mg/l). Giá trị trung bình mùa của TTLL trong các năm 2002, 2004, 2007 và 2010 đều xấp xỉ bằng nhau, các năm 1997, 2005, 2006 mùa khơ có giá trị gấp nhiều lần mùa mưa.
Hình 3.3 thể hiện mối quan hệ giữa giá trị trung bình năm của TTLL và tổng lượng mưa năm của khu vực nghiên cứu. Trên biểu đồ này cho thấy những năm đạt cực trị về lượng mưa thì giá trị trung bình của TTLL cũng đạt cực trị và ngược lại những năm có tổng lượng mưa thấp thì giá trị TTLL trung bình năm cũng thấp. Trong giai đoạn 2005-2010 giá trị TTLL trung bình năm có biểu hiện vượt GHCP so với QCVN10: 2008/BTNMT.
Hình 3.3. Đồ thị giá trị trung bình năm của TTLL và tổng lượng mưa năm khu vực Hải Phòng (1996-2010)
Trong bảng 3.1 cho thấy hệ số vượt GHCP của giá trị TTLL trung bình năm của các năm 1996, 1997, 2001, 2006, 2007, 2008, 2009 vượt từ 1,04 đến 2,54 lần cho phép so với QCVN10: 2008/BTNMT.
Bảng 3.1. Hệ số vượt GHCP** (QCVN10:2008/BTNMT) của giá trị TTLL trung bình năm khu vực nghiên cứu
Năm Hệ số Năm Hệ số 1996 1,33* 2004 0,66 1997 2,54* 2005 0,88 1998 0,87 2006 1,43* 1999 0,54 2007 1,26* 2000 0,33 2008 1,19* 2001 1,04* 2009 1,19* 2002 0,86 2010 0,91 2003 0,68
Ghi chú: 1,33*: vượt GHCP; Hệ số vượt GHCP**: là giá trị TTLL trung bình năm chia cho 50
(giá trị của Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ đối với nước dùng cho Nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn thuỷ sinh, thơng số trầm tích lơ lửng 50 mg/l).
Theo hình 3.4 cho thấy nồng độ TTLL trung bình 10 năm trở lại đây của khu vực Đồ Sơn có đặc điểm sau:
- Tại tầng mặt có giá trị xấp xỉ GHCP và tầng đáy vượt GHCP so với QCVN10: 2008/BTNMT.
- So với các khu vực khác ven bờ biển Bắc Bộ như Trà Cổ, Cửa Lục, Sầm Sơn, Cửa Lò, khu vực nghiên cứu có giá trị TTLL trung bình lớn hơn, chỉ thấp hơn khu vực cửa Ba Lạt. Về giá trị trung bình của tầng đáy lớn hơn tầng mặt, giống xu thế chung của các khu vực khác.
0 50 100 150 200 250
Trà Cổ Cửa Lục Đồ Sơn Ba Lạt Sầm Sơn Cửa Lị
Trạm mg/l
T. Mặt T. Đáy Tr. Bình
GHCP
Hình 3.4. Nồng độ TTLL trung bình 10 năm và theo tầng trong khu vực ven bờ phía bắc Việt Nam [7]
Theo hình 3.5 cho thấy giá trị TTLL biến đổi theo thời gian trong trong khoảng 15 năm trở lại đây (1996-2010) của khu vực nghiên cứu có xu thế tương tự như các khu vực lân cận là mùa mưa cao hơn mùa khô.
0 50 100 150 200 250 300 350
Trà Cổ Cửa Lục Đồ Sơn Ba Lạt Sầm Sơn Cửa Lị Trạm
m
g/
l
M. mưa M.khơ Tr.bình
GHCP
Hình 3.5. Biến động nồng độ TTLL trung bình theo mùa trong khu vực ven bờ phía bắc Việt Nam [7]