Hình 27. Mơ hình số độ cao ở dạng 3D phủ ảnh Landsat tổ hợp 321 – Tỉnh Quảng Ninh
Hình 28. Mơ hình số độ cao ở dạng 3D phủ ảnh Landsat tổ hợp 321 – hồ Bến Châu
Hình 29. Mơ hình số độ cao ở dạng 3D phủ ảnh Landsat tổ hợp 321 – hồ Yên Lập
Hình 30. Mơ hình số độ cao ở dạng 3D phủ ảnh Landsat tổ hợp 321 – hồ Đầm Hà Động
Hình 31. Mơ hình số độ cao ở dạng 3D phủ ảnh Landsat tổ hợp 321 – hồ Tràng Vinh
3.4. Một số biện pháp quản lý tài nguyên vùng đất ngập nước nội địa tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh.
3.4.1 Các vấn đề về quản lý tài nguyên nước nói chung của tỉnh Quảng Ninh
a, Vấn đề về đội ngũ quản lý tài nguyên nước
Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về TNN của tỉnh còn mỏng, lĩnh vực quản lý là lĩnh vực mới của ngành. Đây sẽ là một khó khăn cho tỉnh khi các đối tượng khai thác, sử dụng, xả thải vào TNN ngày càng phát triển theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b, Vấn đề triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về TNN
Các văn bản pháp luật và dưới luật về quy định, hướng dẫn quản lý TNN đã được ban hành khá đầy đủ tuy nhiên việc thực hiện các văn bản này còn nhiều lúng túng
c, Vấn đề cấp phép TNN
Công tác cấp giấy phép khai thác đã được thực hiện ngay sau khi thành lập Sở TNMT nhưng đây là lĩnh vực mới cộng thêm nhân lực còn thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh chưa có ý thức tự giác chấp hành việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép về TNN. Tình trạng các dư án đầu tư, các cơ sở khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước khơng có giấy phép, hoặc xả thải nhưng khơng đầu tư xử lý, hoặc xử lý khơng triệt để gây ơ nhiễm nguồn nước... vẫn cịn phổ biến.
Nguồn tài liệu, cơ sở dữ liệu cơ bản, thơng tin về TNN trên lưu vực cịn rất sơ sài, đặc biệt là thiếu tài liệu điều tra cơ bản về các nguồn nước, tài liệu ĐCTV trên toàn vùng của tỉnh Quảng Ninh. Nguyên nhân là do trong nhiều năm qua công tác quản lý về TNN tỉnh Quảng Ninh chưa thực sự được coi trọng đúng mức, chưa đi vào quy củ, đặc biệt là chưa thực hiện được công tác điều tra cơ bản về các nguồn TNN của tỉnh. Đây là một khó khăn rất lớn cho cơng tác thẩm định hồ sơ, đặc biệt là hồ sơ xin cấp phép thăm dị, khai thác là khó khăn vì khơng có dữ liệu chuẩn về điều kiện ĐCTV (địa chất thủy văn) thực tế của khu vực.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới xu thế biến đổi chất lượng nước tỉnh Quảng Ninh bao gồm:
- Sự gia tăng dân số: Vùng quy hoạch có 4 thành phố, 1 thị xã và 9 thị trấn và các khu tập trung dân cư. Nước thải sinh hoạt của tất cả các đô thị này phần lớn chưa được xử lý, đều chảy trực tiếp vào sông gây nên ô nhiễm nhẹ nước sông đoạn chảy qua khu dân cư, chủ yếu làm tăng độ đục và các chất ô nhiễm hữu cơ trong mùa cạn. Hiện nay nước thải sinh hoạt mới được xử lý một phần nên đang là một áp lực ô nhiễm nguồn nước.
- Nước thải công nghệp: Hiện nước thải công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu, ngày càng tăng gây áp lực đối với suy thối chất lượng nước sơng.
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, trong 10 đến 20 năm tới số lượng KCN, CCN tập trung và các cơ sở sản xuất phân tán tăng lên rất lớn. Năm 2011 số khu CCN mới chỉ xuất hiện tại một số địa điểm như: KCN Cái Lân, Việt Hưng, Hải Yên, Phương Nam, Đông Mai. Dự kiến đến năm 2020 sẽ hình thành 44 KCN, CCN. Quảng Ninh định hướng phát triển các loại hình cơng nghiệp song tập trung chủ yếu vào khai thác than, khoáng sản, vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm thủy sản. Đặc biệt là hoạt động khai thác và sàng tuyển than, ngoài lượng nước thải phục vụ sản xuất than cịn có một lượng lớn nước thải hình thành do nước mưa chảy tràn trên bề mặt. Nếu tính trung bình lượng mưa trên địa bàn tỉnh khoảng 2.000 mm/năm với diện tích của các cơ sở khai thác than khoảng 6.000 ha thì lượng nước thải sinh ra vào khoảng 120 triệu m3/năm, đây là lượng nước thải lớn cần xử lý trước khi chảy ra môi trường.
- Từ các nguồn thải y tế: Lưu lượng nước thải y tế không lớn song nồng độ các chất gây ô nhiễm khá cao và nguy hiểm. Thực vậy, tình trạng chất lượng nước tỉnh Quảng Ninh trong các giai đoạn tới của quy hoạch là tốt lên hay kém đi, phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và các hoạt động của các tỉnh trên lưu vực có quan tâm và quyết tâm đầu tư cho xử lý nước thải cũng như kiểm soát các nguồn xả nước thải vào sông hay không.
- Các hoạt động nông nghiệp: Dọc theo các con sông trong vùng quy hoạch đều có các khu canh tác nơng nghiệp. Việc dư tồn của thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ
thực vật ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn quy hoạch diện tích canh tác được mở rộng không nhiều nên ảnh hưởng của nước hồi quy sau tưới đến chất lượng các nguồn nước không đáng kể.
- Nước thải từ bãi rác tập trung: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 13 bãi rác thải tập trung, các bãi rác này thường khơng có hệ thống xử lý mà chỉ chôn lấp thông thường nên nước thải rỉ từ bãi rác có chất lượng rất kém gây ơ nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm. Trong giai đoạn quy hoạch tồn vùng có 20 bãi rác tập trung và đều dự kiến có hệ thống xử lý nước thải do đó tình trạng ơ nhiễm mơi trường, đặc biệt là ơ nhiễm nguồn nước của các bãi rác sẽ cải thiện đáng kể.
Để việc sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội, cần có đầu tư nâng cấp, cải tạo, hoặc xây mới các cơng trình cấp nước trên địa bàn toàn tỉnh, để tăng hiệu quả sử dụng nước của cơng trình, hạn chế thất thốt nước
Đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, bảo đảm cấp đủ nước tưới cho diện tích lúa và rau màu, giải quyết tiêu úng, chống lũ nhằm phịng, tránh thiên tai góp phần bảo vệ sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân. Cụ thể:
- Cấp đủ nước tưới cho diện tích đất lúa nước và đất trồng cây hàng năm khác mỗi vụ.
- Giải quyết tiêu úng, chống lũ, bảo vệ diện tích đất nơng nghiệp, đồng thời tổ chức tiêu bằng động lực có đê chống lũ.
- Khai thác hợp lý các cơng trình cấp nước hiện có, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới một số cơng trình cấp nước phù hợp với quá trình phát triển như xây dựng nhà máy nước Việt Hưng công suất 80.000 m3/ngày đêm vào năm 2020. Khai thác đập đá trắng cấp nước cho khu công nghiệp Việt Hưng. Khai thác đập nước Đồng Ho, xây dựng đập Đồng Giang và sử dụng nước hồ Yên Lập đưa công suất lên 100.000 m3/ngày đêm cung cấp nước cho khu vực Bãi Cháy và các cụm công nghiệp tại Hoành Bồ. Xây dựng hồ Cao Vân để đưa công suất nhà máy nước Diễn Vọng lên 120.000 m3/ngày đêm. Xây dựng cụm xử lý nước từ Hồ Tràng Vinh và Đoan Tĩnh để đưa cơng suất cấp nước cho Móng Cái lên 12000 m3/ngày đêm.
Ngoài ra phát triển lâm nghiệp theo hướng tồn diện, khơi phục và phát triển vốn rừng trên quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, cải thiện môi trường sinh thái và tham gia hoạt động du lịch, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 60-65%. Đầu tư xây dựng các khu phịng hộ và quy mơ từ 10.000 -20.000 ha cho các hồ nước quan trọng như hồ Yên Lập, hồ Diễn Vọng, hồ Tràng Vinh, hồ Đầm Hà Động...Phát triển trồng rừng quanh các khu đô thị và khu công nghiệp.
Quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quản lý tài nguyên nước phải theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và phải gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác - một phương thức quản lý tài nguyên nước đã được áp dụng thành công ở một số nước trên thế giới và ngày càng chứng tỏ là một phương thức quản lý hiệu quả đang được nhiều quốc gia nghiên cứu áp dụng.
3.4.2 Một số biện pháp quản lý đất ngập nước nội địa ở tỉnh Quảng Ninh:
- Tập trung nâng cao hiệu quả điều hành các hồ chứa thuộc Quy trình vận hành liên hồ; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thối, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; xác định dòng chảy tối thiểu trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật tài nguyên nước, công tác giáo dục, truyền thông nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhất là trong việc chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ tài ngun nước, phịng, chống ơ nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ công tác thẩm định hồ sơ cấp phép, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc thực hiện các quy định của giấy phép.
- Tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, triển khai xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên nước, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước; đẩy mạnh công tác quy hoạch, trước hết là triển khai quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước.
- Thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với tài nguyên nước của tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với những hậu quả do tác động của biến đổi khí hậu gây ra đối với tài nguyên nước; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch phát triển phù hợp với những biến động của tài nguyên nước.
- Xác định đầy đủ hiện trạng quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Đưa ra các giải pháp cho quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo hướng phát triển bền vững; các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước chống ô nhiễm, nhiễm mặn, cạn kiệt và suy thối tài ngun nước; các giải pháp phịng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra như lũ lụt, hạn hán, sạt lở, bồi lắng nguồn nước.
- Tạo lập các cơ sở pháp lý và khoa học cho việc ban hành các quyết định liên quan lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra thực địa việc khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước, giám sát lấy mẫu môi trường nước.
- Kiểm tra, giám sát lấy mẫu nước, quan trắc lưu lượng, mực nước của dự án - Theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc các đơn vị tư vấn thực hiện các quy định trong luật TNN.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận
Quảng Ninh hiện đang trong giai đoạn Cơng nghiệp hóa - Đơ thị hóa mạnh mẽ, cùng với những thành quả về phát triển kinh tế, công tác bảo vệ môi trường của tỉnh cũng đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhằm mục tiêu quản lý phát triển bền vững vùng đất ngập nước nội địa ở tỉnh Quảng Ninh, Luận văn đã đánh giá tiềm năng và thực trạng khai thác sử dụng các vùng đất ngập nước nội địa khơng dịng chảy (hồ đầm) ở Quảng Ninh.
Nghiên cứu ứng dụng GIS trong luận văn đã trình bày rõ quá trình xây dựng được một số bản đồ thành phần vùng đất ngập nước nội địa tỉnh Quảng Ninh và một số Mơ hình số độ cao. Kết quả thu được bao gôm: 04 Bản đồ đất, 04 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, 04 Bản đồ hệ thống thủy văn, 04 Bản đồ địa hình, 01 Bản đồ lưu vực tỉnh, 01 Mơ hình số độ cao 3D tồn tỉnh, 04 Mơ hình số độ cao bốn lưu vực; từ đó làm cơ sở dữ liệu để sử dụng trong việc quy hoạch sử dụng tài nguyên nước tại địa phương.
Để tăng cường công tác quản lý và bảo vệ các nguồn nước nói chung và các vùng đất ngậ nước nội địa nói riêng, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ chính sách thể chế khoa học kỹ thuật đến tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng để mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của chính mình.
2. Kiến Nghị
- Cần tiếp tục có những nghiên cứu về đất ngập nước nội địa bằng GIS trên phạm vi rộng hơn, quy mơ tồn tỉnh Quảng Ninh.
- Trong nghiên cứu tiếp theo về đất ngập nước nội địa cần kết hợp việc sử dụng công nghệ GIS.
- Khuyến nghị với các cơ quan chức năng và các ngành có liên quan cần bảo vệ nước vùng nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS
phục vụ phát triển và quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Thông tư số: 02/2012/TT-BTNMT quy
định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số: 12/2014/TT-BTNMT quy
định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số: 26/2014/TT-BTNMT ban
hành quy trình và định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số: 65/2015/TT-BTNMT ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, Hà Nội.
6. Cục Thống kê Quảng Ninh (2015), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm
2014.
7. Đỗ Đức Dũng (2009), Chuyên đề phương pháp xác định lưu vực sông.
8. Lê Diên Dực, 2011, Dịng chảy mơi trường và đất ngập nước, Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia, Trung tâm
Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN (CRES), Nxb. Khoa học và kỹ thuật, 2011.
9. Nguyễn Văn Đài (2002), Giáo trình cơ sở viễn thám, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.
10. Trần Hùng, Chuyên gia GIS và các cán bộ kỹ thuật GIS (2010), Hướng dẫn
thực hành sử dụng Arcgis, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Phương Loan (2005), Giáo trình tài nguyên nước, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Kim Lợi, Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, NXB Nông nghiệp, 2006.
13. Trần Tuấn Ngọc (2008), “Một số ứng dụng của ảnh vệ tinh envisat meris trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường”, Viễn thám và địa tin học, Trung
tâm Viễn Thám Quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số 5, năm 2008
14. Nguyễn Hồng Phương, Đinh Văn Ưu (2007), Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
và một số ứng dụng trong Hải Dương Học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2012), Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng 2030.
16. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2015), Báo cáo hiện trạng môi