7. Cấu trúc của luận văn
1.4 Lịch sử ứng dụng Lidar trên thế giới và Việt nam
Lịch sử của công nghệ LIDAR được áp dụng và phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước. Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA (Mỹ), hay ở các nước tiên tiến như Anh, Thụy Điển đã áp dụng cơng nghệ này thành lập mơ hình số độ cao, đo vẽ địa hình, mơ hình số bề mặt trên đất liền và thậm chí dọc bờ biển tới độ sâu 50m.
Tới những năm cuối của thế kỉ trước và những năm đầu thế kỉ 21, các hãng Optech (Canada), Leica (Thụy Sỹ), Toposys (Đức) đã cho sản xuất các thiết bị và công nghệ LIDAR. Trong các thiết bị LIDAR, hệ thống máy quét của hãng Optech ALTM 3100-EA đáng chú ý nhất vì nó là thế hệ máy laser mới nhất với các ưu điểm vượt trội về tần số phát tới 100.000 tia laser trong một giây, độ phản xạ của các tia laser đạt tới 85% đến 95%. Mật độ điểm đạt tới 2 điểm/m2.(Lê Minh 2007)(G. Prisestnall 2007)
Ở Mĩ, nhiều quận ở các bang đã tiến hành ứng dụng Lidar để xây dựng bản đồ địa hình với khoảng cao đều từ 0,5m như tháng 2/2002 đã thực hiện dự án “ Beauty County, South Carolina (752 square miles) Lidar 1’ Interval Contour Mapping” (Quận Beauty, bang South Carolina (752 square miles) bản đồ với đường bình độ 1’) do LMSI thực hiện với hệ thống của Optech, LMSI cũng đã thực hiện các dự án khác như vậy ở các quận khác: “Genesee County, Michigan (820 square miles) LIDAR 2’ Interval Contour Mapping” (3/2002) (Quận Genesee, bang Michigan (820 square miles) bản đồ với đường bình độ 2’); “Marion County, Indiana (490 square miles) LIDAR 2’ Interval Contour Mapping” (5/2003) (Quận Marion, bang Indiana (490 square miles) bản đồ với đường bình độ 2’)… (Armin Gruen 2006)Ở Trung Quốc, Nhật Bản ứng dụng nhiều trong nghiên cứu phòng chống thiên tai. Ở Liên bang Nga, ngoài thành lập DEM các thành phố còn dùng DEM để khảo sát các tuyến đường điện cao thế, phân loại cây rừng, đường cao tốc, khu vực sạt lở đất, các lưu vực sơng trong việc phịng chống lũ…
Trên thế giới có rất nhiều đề tài nghiên cứu vể LIDAR. Ví dụ như: Đề tài nghiên cứu về “Coastal & Nearshore Mapping with Scanning Airborne Laser (Lidar)” (Bản đồ bờ biền và khu vực gần bở với LIDAR) (1998) được USGS,
NASA và NOAA cùng hợp tác nghiên cứu, đề tài nghiên cứu “Building Extract - Lidar R&D Program for NASA/ICREST Studies Project” (09/16/01) của NASA/ ICREST (tách nhà- chương trình LIDAR R&D cho đề tài nghiên cứu NASA/ICREST); hay ở Trung Quốc cũng có đề tài nghiên cứu của (H.Lin 2008): “Fast reconstruction of three dimensional city model bases on airborn Lidar” ( Thiết lập nhanh mơ hình thành phố 3D dựa vào LIDAR) ứng dụng cho khu vực thành phố Thượng Hải, Trung Quốc…Không những vậy, các phần mềm hỗ trợ phân tích LIDAR cũng ngày càng được phát triển như: ENVI, Arcgis, TopPIT Harrier, Erdas, LP360…(Hristo Stanchev 2009)
Việt Nam cũng thực hiện nhiều chuyến bay chụp bằng LIDAR như ở Hải Phòng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên… để lập các mơ hình DEM, các cơ sở dữ liệu địa hình với độ chính xác cao. Ví dụ: Trung tâm Viễn thám đã phối hợp với Liên doanh giữa công ty Credent và công ty AAMHatch (Úc) tiến hành thành lập DEM với độ chính xác 20cm khu vực Cần Thơ trong Dự án: “ Xây dựng cơ sở dữ liệu Địa hình- Thủy văn cơ bản phục vụ phịng chống lũ lụt và phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Dự án thực hiện với hện thông LIDAR ALTM 3100C (Lê Minh 2007). Ngồi ra, cơng ty Đo đạc ảnh địa hình đã ứng dụng thành cơng hệ thống LIDAR ALTM 3100 của Optech tại khu vực Đồng Nai năm 2006 để thành lập DTM tương ứng với bình độ 5m. Và cơng ty Đo dạc ảnh địa hình đề ra mục tiêu thực hiện ứng dụng cơng nghệ LIDAR Harrier 56 để thành lập DEM có độ chính xác cao 0,15-0,20m.(Qun 2007). Như vậy, Việt Nam cũng bắt đầu làm quen với công nghệ LIDAR, tiến hành nhiều nghiên cứu công nghệ mới này.Đây là bước đi phát triển của công nghệ trắc địa bản đồ nước ta trong việc hội nhập với khoa học công nghệ tiên tiến thế giới.