Tính chất một số loại đất VQG Bidoup – Núi Bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lý nitơ và phốtpho trong nước có tải lượng ô nhiễm cao bằng hệ bùn hoạt tính cải tiến (Trang 65 - 69)

STT Chỉ tiêu KHM pHKCl Ca2+ (mđlg/100g đất) Mg2+ (mđlg/100g đất) CEC (mđlg/100g đất) Mùn (%) Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g đất ) N P2O5 K2O P2O5 K2O 1 T1 3.81 1.56 1.19 15.32 7.57 0.404 0.310 0.27 6.87 21.60 2 T2 3.95 0.34 1.22 14.80 8.95 0.486 0.213 0.12 7.73 25.61 3 T3 3.76 0.25 0.31 9.68 2.43 0.166 0.095 0.18 2.58 79.98 4 D1 4.03 0.31 0.22 13.12 7.33 0.230 0.064 0.34 3.44 11.51 5 D2 3.89 0.16 0.06 12.48 0.88 0.053 0.082 0.36 1.72 5.81 6 D3 3.82 0.16 0.03 14.40 0.22 0.027 0.053 0.64 1.43 5.93 7 B1 3.95 0.12 0.15 14.37 6.77 0.140 0.160 0.35 1.89 9.83 8 B2 3.96 0.09 0.03 13.52 0.37 0.031 0.158 0.35 1.43 4.58 9 B3 3.90 0.13 0.09 10.80 0.13 0.020 0.165 0.59 1.43 4.79

Trong đó:

- T1, T2, T3: Tầng đất trong rừng lá rộng thƣờng xanh - D1, D2, D3: Tầng đất trong rừng lá kim

- B1, B2, B3: Tầng đất trong rừng hỗn giao lá rộng, lá kim

Kết quả phân tích thành phần hố học cho thấy sự tích luỹ mùn tập trung chủ yếu ở tầng 1 (7,33%), tầng 2 và 3, hàm lƣợng mùn giảm mạnh và chỉ còn ở mức nghèo. Điều này cho thấy khả năng phân huỷ mùn và khoáng hoá ở khu vực rừng lá kim nhanh hơn nhiều so với rừng lá rộng hoặc rừng hỗn giao trong điều kiện cụ thể tại VQG Bidoup – Núi Bà. Hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng hầu hết ở mức trung bình hoặc nghèo và có xu hƣớng giảm dần theo chiều sâu phẫu diện đất. Tuy nhiên, dung tích hấp phụ vẫn ở mức cao, đạt 13,12mđlg/100gđất ở tầng 1, 12,48mđlg/100gđất ở tầng 2 và cao hơn một chút ở tầng 3 (14,4mđlg/100gđất). Rừng hỗn giao lá rộng, lá kim có diện tích khá lớn và cũng là một đặc trƣng của VQG Bidoup – Núi Bà. Đất dƣới rừng vẫn chủ yếu thuộc nhóm đất mùn vàng đỏ phát triển trên nền nham thạch macma. Tuy vậy, quá trình tích luỹ mùn và khống hố diễn ra khơng cịn chậm nhƣ rừng cây lá rộng xét ở cùng đai độ cao. Kết quả khảo sát phẫu diện ở khu vực rừng hỗn giao cây lá rộng (chủ yếu các loài thuộc họ Fagaceae) với các lồi lá kim (Thơng lá dẹt, Thông nàng, Pơ mu) cho thấy, đất có màu vàng đỏ, ẩm, thành phần thịt. Đất có phản ứng chua, pHKCl dƣới 4. Tầng đất dày trên 100cm với 3 tầng tƣơng đối rõ rệt. Tầng 1 nhiều mùn, dày 10cm; tầng 2 có cấu trúc khá chặt, dày 42cm; tầng 3 mịn và chặt hơn, dày >60cm.

Hàm lƣợng mùn giảm mạnh theo chiều sâu phẫu diện, giàu ở tầng 1 (6,77%), nghèo ở tầng 2 và 3. Hàm lƣợng chất dinh dƣỡng khá giống với rừng lá kim, song tính chất theo các tầng đã bị thay đổi. Một số chỉ tiêu có xu hƣớng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện nhƣ hàm lƣợng lân và kali dễ tiêu. Dung tích hấp phụ cao ở tầng 1 và 3 còn ở tầng 2 chỉ ở mức khá (10,8mđlg/100gđất).

* Nhóm đất mùn vàng nhạt trên cuội, cát kết và phiến. Phân bố tập trung ở phần thƣợng nguồn sơng Krơng Knơ. Đất có tầng dày rất thay đổi, phụ thuộc vào độ dốc và sự chia cắt của địa hình. Nhìn chung tầng dày khoảng 50cm với lƣợng mùn ở tầng mặt vẫn khá cao do hầu hết khu vực vẫn đƣợc duy trì thảm thực vật rừng nguyên sinh.

* Nhóm đất mùn alit núi cao. Phân bố chủ yếu trên một số đỉnh núi có độ cao trên

2.000m. Tuy nhiên, do cấu trúc bề mặt đỉnh cộng với đặc điểm thảm thực vật nên ở một số đỉnh núi mặc dù có độ cao lớn song q trình tích luỹ mùn khơng thật sự điển hình (đỉnh Hịn Giao).

* Nhóm đất dốc tụ. Phân bố rải rác trong toàn bộ lãnh thổ VQG, đặc biệt ở trong

các thung lũng rộng. Đây là nhóm loại đất hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở trên chân và sƣờn núi (chủ yếu là đất mùn vàng đỏ). Chính vì thế nên hình thái phẫu diện rất khác nhau. Tuy vậy, trong khu vực nghiên cứu thƣờng thấy 2 dạng là: đất dốc tụ có thành phần cơ giới trung bình và đất dốc tụ có thành phần cát pha. Kết quả khảo sát ở khu vực phía đơng của VQG cho thấy hầu hết đất dốc tụ ở đây có thành phần cơ giới cát pha, đôi chỗ cát pha thịt nhẹ.

Bên cạnh các nhóm loại đất nói trên, ở khu vực nghiên cứu cịn có nhóm đất phù sa nguồn gốc sơng, suối. Nhóm đất này phân bố rải rác thành những diện hẹp dọc sông Đa Nhim và Krông Knô. Nhiều khu vực đƣợc ngƣời dân địa phƣơng khai thác sử dụng trồng các loại cây nông nghiệp (sắn, khoai, ngô, lúa), cây công nghiệp (cà phê), và cây ăn quả.

3.4.3. Khí hậu

Khí hậu VQG Bidoup – Núi Bà mang đậm nét khí hậu nhiệt đới Tây Nguyên với đặc điểm nắng lắm, mƣa nhiều và có mùa khơ rõ rệt. Theo kết quả nghiên cứu phân loại khí hậu Việt Nam, khí hậu ở đây đƣợc xếp vào loại Nhiệt đới gió mùa vùng núi

Khí hậu vùng nghiên cứu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và nhiều nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tuy vậy, thời kỳ khô thật sự kéo dài khoảng 2 tháng (tháng 1 và tháng 2). Trong vịng 1 thập kỷ gần đây, tính quy luật này nhiều khi đã bị phá vỡ, có những năm vào thời gian tháng 4 lại là thời kỳ khô hạn nhất (năm 2002), hoặc có những năm tháng 12 vẫn còn những đợt mƣa kéo dài hàng tuần (năm 2008).

Lƣợng bức xạ năm của khu vực khoảng 160cal/cm2 với số giờ nắng lên tới 2.300 giờ. Nhiệt độ trung bình năm dao động rất mạnh do sự phân hoá của quy luật đai cao, trung bình ở độ cao 1.400 – 1.500m là 17 – 18oC. Lên đến độ cao trên 2.000m, nhiệt độ trung bình năm dƣới 15oC. Biên độ nhiệt ngày đêm khá cao, thƣờng trên 9o

C ở vùng chân núi.

Là khu vực tiếp nhận cả 2 khối khí thịnh hành thổi từ hƣớng đông bắc và tây nam nên lƣợng mƣa năm khá cao và dao động trong khoảng 2.200 – 2.800mm. Cấu trúc của sƣờn đón gió và độ cao các dãy núi khơng những có ý nghĩa cục bộ về chế độ nhiệt - ẩm, mà còn ảnh hƣởng trực tiếp tới vùng phụ cận. Tại khu vực đỉnh núi Bidoup và Hịn Giao (nhất là sƣờn phía đơng) thƣờng hình thành các cơn mƣa địa hình gây ẩm ƣớt cho khu vực. Đây cũng là lý do chính giải thích tại sao ở khu vực núi Hòn Giao, độ cao chỉ khoảng 1.600 – 1.800m đã hình thành thảm thực vật dạng “rừng rêu mây mù núi cao”, mặc dù chƣa thật sự điển hình. Trong khi đó cùng độ cao nhƣ vậy thì ở sƣờn tây dãy Bidoup hồn tồn chƣa có hiện tƣợng này.

Nhƣ nhiều vùng khác, lƣợng mƣa chủ yếu tập trung vào mùa mƣa, chiếm tới gần 90% tổng lƣợng mƣa năm. Các tháng 7, 8 và 9 là ba tháng có lƣợng mƣa trung bình cao nhất và đạt trên 350mm/tháng. Các tháng ít mƣa và khơ là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Tuy vậy, những tháng hầu nhƣ khơng có mƣa thƣờng là tháng 1 và tháng 2. Có thể tham khảo thêm đặc điểm khí hậu khu vực thơng qua các chỉ tiêu khí hậu của Trạm Đà Lạt ở Bảng 3.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lý nitơ và phốtpho trong nước có tải lượng ô nhiễm cao bằng hệ bùn hoạt tính cải tiến (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)