Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM (Trang 34)

(tháng 7/2014) TT Tên công nghệ Số cơ sở áp dụng Số mô đun hệ thống Công suất phổ biến 1 Lò đốt tĩnh hai cấp 34 47 50 – 2000 kg/h 2 Lò đốt quay 02 02 18 – 21 tấn/ngày 3 Đồng xử lý trong lò nung xi măng 2 2 15 – 30 tấn /h 4 Chôn lấp 5 6 2.000–20.000 m3

5 Hóa rắn (bê tơng hóa) 31 33 1 – 5 m3/h

6 Xử lý, tái chế dầu thải 23 24 3-20 tấn/ngày

7 Xử lý bóng đèn thải 23 24 0,2 -10 tấn/ngày

8 Xử lý chất thải điện tử 18 19 0,3 – 5 tấn/ngày

9 Phá dỡ, tái chế ắc quy chì

thải 18 22 0,5–200 tấn/ngày

10 Bể đóng kén 01 10 500 m3

Nhìn chung, cơng nghệ xử lý chất thải nguy hại của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên, về cơ bản, các cơng nghệ hiện có của Việt Nam cịn chưa ở mức tiên tiến, phần lớn sử dụng các cơng nghệ có thể áp dụng để xử lý cho nhiều loại chất thải nguy hại và thường ở quy mô nhỏ, vì vậy hiện nay chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý chất thải nguy hại của Việt Nam. [6]

Một số phương pháp thường được sử dụng để xử lý chất thải rắn thông thường ở nước ta như:

Ở nước ta, hiện nay đang sử dụng các công nghệ xử lý CTR sau: Chôn lấp, chế biến phân vi sinh, thiêu đốt, tái sinh/tái sử dụng và xử lý chất thải bằng công nghệ ASC, Seraphin và công nghệ MBT - CD – 08

* Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh: Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh

học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4.

Các ưu điểm của phương pháp chơn lấp hợp vệ sinh: Có thể xử lý một lượng lớn chất thải rắn; Chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cao; loại được côn trùng, chuột bọ, ruồi, muỗi khó có thể sinh sơi nảy nở; Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngồi ra cịn giảm thiểu được mùi hơi thối gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí; giảm ơ nhiễm mơi trường nước ngầm và nước mặt; BCL sau khi đóng cửa được sử dụng làm cơng viên, làm nơi sinh sống hoặc các hoạt động khác; có thể thu hồi khí gas phục vụ phát điện hoặc các hoạt động khác; BCL là phương pháp xử lý CTR rẻ tiền nhất đối với những nơi có thể sử dụng đất; Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn các phương pháp khác; BCL hợp vệ sinh là một phương pháp xử lý chất thải rắn triệt để khơng địi hỏi các q trình xử lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại bỏ độ ẩm (trong các phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học…)

Nhược điểm: Các BCL địi hỏi diện tích đất đai lớn; Cần phải có đủ đất để phủ lấp lên chất thải rắn đã được nén chặt sau mỗi ngày; Các lớp đất phủ ở các BCL thường hay bị gió thổi mịn và phát tán đi xa; Đất trong BCL đã đầy có thể bị lún vì vậy cần được bảo dưỡng định kỳ; Chôn lấp thường tạo ra khí methane hoặc hydrogen sunfite độc hại có khả năng gây nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên, người ta có thể thu hồi khí methane có thể đốt và cung cấp nhiệt.

* Phương pháp chế biến phân vi sinh

Phương pháp này bao gồm các phương pháp sau: Ủ rác thành phân Compost, Ủ hiếu khí, Ủ yếm khí.

Ủ rác thành phân Compost: Q trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển hay ngay cả các nước phát triển như Canada. Phần lớn các gia đình ở ngoại ơ các đơ thị tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn của chính mình. Các phương pháp xử lý phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng để giảm khối lượng và thể tích chất thải, sản phẩm phân compost dùng để bổ

sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí methane. Các loại vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình xử lý chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các quá trình này được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy có sẵn.

Ủ hiếu khí: Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khoảng 2 thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí đối với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khơ thực hiện q trình oxy hóa cacbon thành đioxitcacbon (CO2). Thường thì chỉ sau 2 ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khỏang 450C và sau 6 - 7 ngày đạt tới 70 – 750C. nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì mơi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là khơng khí và độ ẩm. Sự phân hủy khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau khoảng 2- 4 tuần là rác được phân hủy hoàn tồn. Các vi khuẩn gây bệnh và cơn trùng bị phân hủy do nhiệt độ ủ tăng cao. Bên cạnh đó, mùi hơi cũng bị hủy nhờ q trình phân hủy yếm khí. Độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở 40 - 50%, ngồi khoảng này q trình phân hủy đều bị chậm lại.

Ủ yếm khí: Cơng nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu ở quy mơ nhỏ). Q trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Cơng nghệ này khơng địi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó có những nhược điểm sau: Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 - 12 tháng; Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy thấp; Các khí sinh ra từ q trình phân hủy là khí methane và khí sunfuahydro gây mùi khó chịu.

Nước ta hiện có hơn 10 nhà máy chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón vi sinh. Các nhà máy này thường thực hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mơ và cơng suất nhỏ. Đó là nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý 50.000 tấn rác/năm (công nghệ Tây Ban Nha); Nhà máy xử lý rác thải Nam Định với công suất xử lý 250 tấn/ngày (công nghệ Pháp); công nghệ Dano - Đan Mạch tại Hc Mơn, TP HCM cơng suất 240 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác thải Hải Phòng với cơng suất 200 tấn/ngày... Ngồi ra, một số đơ thị khác như Việt Trì, Vinh, Sơn Tây,

Huế, Ninh Thuận... cũng có nhà máy xử lý rác thành phân bón, nhựa tái sinh, vật liệu xây dựng hoàn toàn do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo.

Chất lượng phân bón của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) do Tây Ban Nha và Nam Định do Pháp đầu tư được đánh giá tốt. Đối với phân bón hữu cơ do các nhà máy của Việt Nam nghiên cứu chế tạo đang trong thời kỳ thử nghiệm với kết quả khả quan.

* Phương pháp đốt chất thải rắn

Đốt rác là q trình oxi hóa chất thải ở nhiệt độ cao bằng oxy của khơng khí, có thể giảm thể tích chất thải xuống 85 95% . đây là phương pháp kỹ thuật hợp vệ sinh được áp dụng nhiều ở các nước tiên tiến. Phương pháp này có những ưu điểm: Thu hồi năng lượng, XL được các chất thải nguy hiểm có thể đốt được, nguy cơ ô nhiễm nước ngầm ít hơn chơn lấp rác, XL nhanh và tốn diện tích chỉ bằng 1/6 so với phương pháp vi sinh. Bên cạch các ưu điểm nổi bật thì phương pháp này cũng tồn tại những nhược điểm sau: chi phí XL cao và gây ơ nhiễm khơng khí.

* Tái chế/tái sử dụng

Ngồi chế biến rác hữu cơ thành phân bón, các thành phần khác (như nilon, nhựa, cao su...) cũng được chế biến thành hạt nhựa, ống cống và vật liệu xây dựng tại một số nhà máy. Đa số các thành phần kim loại, nhựa, nilon, giấy, thuỷ tinh, cao su... có trong rác thải (khoảng 20% CTR) được lực lượng “đồng nát” thu mua và đưa đi tái sử dụng/tái chế tại các làng nghề.

* Các công nghệ do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo.

Trong vài năm gần đây, nước ta xuất hiện một số công nghệ xử lý CTR do Việt Nam tự nghiên cứu, chế tạo. Đáng kể là:

- Công ty Cổ phần Mơi trường xanh nghiên cứu mơ hình xử lý CTR sinh hoạt thành phân Compost theo công nghệ Seraphin tại Đông Vinh (thành phố Vinh – Nghệ An) và tại Sơn Tây (Hà tây cũ).

- Công ty Cổ phần Tâm Sinh Nghĩa – ASC nghiên cứu mơ hình xử lý CTR sinh hoạt thành phân compost theo công nghệ An Sinh (ASC) tại Thuỷ Phương (Huế).

- Công ty TNHH Thuỷ lực máy nghiên cứu mơ hình xử lý CTR sinh hoạt thành nhiên liệu đốt dân dụng và công nghiệp theo công nghệ MBT – CD – 08 tại thị trấn Đồng Văn (huyện Duy Tiên – Hà Nam).

Ngoài ra, tỉnh Ninh Thuận cũng tiếp nhận công nghệ xử lý CTR sinh hoạt do Việt Nam nghiên cứu chế tạo (100%), đang hoạt động tốt.

Vừa qua, Hội đồng KHCN Bộ Xây dựng đã tổ chức thẩm định, đánh giá và đề nghị cấp phép lưu hành công nghệ An Sinh, công nghệ Seraphin và công nghệ MBT – CD – 08. Xuất phát điểm của các công nghệ này do một đơn vị nghiên cứu thử nghiệm, sau này mới tách ra, nên về cơ bản, ý tưởng công nghệ và loại sản phẩm tạo ra của ASC và Seraphin là giống nhau; chỉ khác nhau về trang thiết bị máy móc và chất lượng sản phẩm. Riêng sản phẩm của công nghệ MBT – CD – 08 linh hoạt hơn (có thể tạo ra phân bón hoặc nhiên liệu đốt).

Do đó Khi tiến hành lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn cần tuân theo những nguyên tắc như : Tiếp cận với những công nghệ tiên tiến và những kinh nghiệm trong xử lý CTR ở trong và ngoài nước (phải hiểu rõ công nghệ trước khi chọn); Công nghệ đơn giản nhưng không lạc hậu, bảo đảm xử lý có hiệu quả, an tồn và khơng gây ơ nhiễm mơi trường; Giá thành có thể chấp nhận trong điều kiện của địa phương, Cố gắng tận thu những giá trị của CTR để tái tạo tài nguyên.[12]

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam (2012), Báo cáo năm 2012, Hà Nam. 2. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam (2013), Báo cáo năm 2013, Hà Nam. 3. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam (2014), Báo cáo năm 2014, Hà Nam. 4. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam (2015), Báo cáo năm 2015, Hà Nam. 5. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam (2016), Báo cáo 9 tháng đầu

năm 2016, Hà Nam

6. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2011), “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc

gia”, Hà Nội.

7. Bộ tài nguyên và Môi trường(2015), Kỷ yếu Hội nghị mơi trường tồn quốc lần

thứ IV, Hà Nội

8. Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam (2014,2015,2016), Báo cáo đánh giá tác

động môi trường của các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Hà Nam

9. Chi Cục Thống kê tỉnh Hà Nam (2014), “Niên giám thống thê tỉnh Hà Nam

2014”, Hà Nam.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam (2015), “Báo cáo hiện trạng MT Hà

Nam giai đoạn 2011-2015”, Hà Nam.

11. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), “Quản lý chất

thải rắn”.

12. Trần Thị Hường (2009), Báo cáo: Công nghệ xử lý chất thải đô thị và khu công

nghiệp, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

13. Tiêu chuẩn quốc gia, (2009), “TCVN 6706:2009 Tiêu chuẩn quốc gia về chất

thải nguy hại – phân loại”

14. Tiêu chuẩn quốc gia, (2009), “TCVN 6705: 2009 Tiêu chuẩn quốc gia về chất

thải rắn thông thường – phân loại”.

15. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2016), “Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 12

tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt đề án đổi mới định hướng đầu tư phát triển giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến 2030”.

16. JICA (2011), Báo cáo Nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Website

17. Đức Văn (2016), “Thủ tướng: Hà Nam cần khai thác tốt thế mạnh cửa ngõ Thủ

đô”,http://dantri.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-ha-nam-can-khai-thac-tot-the- manh-cua-ngo-thu-do.

18. http://thuvienphapluat.vn/

19. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Cổng thông tin điện tử Hà Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)