Kết quả nghiên cứu của một số tác giả về ĐVN hồ Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến đa dạng thành phần loài sinh vật của hệ sinh thái hồ tây (Trang 52 - 56)

Năm Số lƣợng loài Tổng Tác giả Phân lớp giáp xác chân chèo Phân lớp chân mang Lớp trùng bánh xe Nhóm khác 2007 5 18 12 1 36 Ths. Đỗ Kim Anh [1]

2008 8 19 12 1 40 PGS.TS. Lƣu Lan Hƣơng

[8]

2009 12 20 12 1 45 PGS.TS. Lƣu Lan Hƣơng

[9]

2011 5 12 17 3 37

Nhóm tác giả (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật)

[18]

2012 14 22 13 1 50 Số liệu khảo sát tại hồ Tây

Kết quả khảo sát tại 50 điểm trong 4 đợt năm 2011 tại Hồ Tây của Viện

sinh thái và tài nguyên sinh vật [18] đã xác định đƣợc 37 lồi và nhóm lồi

ĐVN thuộc 27 giống, 17 họ trong đó nhóm Trùng bánh xe (Rotatoria) với 17 lồi, chiếm ƣu thế về số lƣợng loài (45,9%), Giáp xác chân chèo 5 loài (chiếm 13,5%), Giáp xác râu chẻ 12 lồi (chiếm 32,4%), nhóm lồi thuộc nhóm có ấu trùng giáp xác, giáp xác có vỏ và ấu trùng cơn trùng (chiếm 8,1%).

Điều tra của chúng tôi về ĐVN (Zooplankton) ở hồ Tây hiện nay có 50 lồi: 14 loài thuộc lớp Giáp xác chân chèo (Copepoda) gồm: 3 loài họ Diaptomidae, 7 loài họ Cyclopidae, 2 loài họ Pseudodiaptomidae, 2 loài họ Centropagidae; 22 loài thuộc lớp Giáp xác râu ngành (Cladocera) gồm: 2 loài họ Bosminidae, 4 loài họ Sididae, 2 loài họ Macrothricidae, 5 loài họ Daphniidae, 9 loài họ Chydoridae; 13 lồi thuộc nhóm trùng bánh xe (Rotatoria) gồm: 1 loài họ Philodinidae, 1 loài họ Asplanchnidae, 1 loài họ Conochilidae, 9 loài họ Brachionidae, 1 loài họ Lecanidae; và 1 lồi thuộc phân lớp có vỏ (Ostracoda) (theo số liệu khảo sát thực tế tại hồ Tây tháng 3/2012).

Nhóm trùng bánh xe Rotatoria phong phú về thành phần loài chứng tỏ hồ Tây đang có xu hƣớng ơ nhiễm hữu cơ. Thành phần và số lƣợng từng lồi đƣợc trình bày ở hình 3 và bảng 6.

Rotatoria(%) Copepoda(%) Cladocera(%) Ostracoda(%)

Hình 3. Tỷ lệ % ĐVN (Zooplankton) của Hồ Tây

Về đặc điểm định lƣợng ĐVN Hồ Tây, theo dẫn liệu năm 1960-1961 [6] cho thấy riêng hai nhóm trùng bánh xe và giáp xác có tới 169.000

con/m3. Số liệu 1964-1965 nếu tính cả nhóm động vật ngun sinh có thể đạt

tới 310.000 con/m3. Các nghiên cứu gần đây (1969, 1975 - 1976) [6] cho thấy mật độ động vật phù du không kể động vật nguyên sinh đã đạt tới

50.000 - 100.000 con/m3 (trong đó nhóm trùng bánh xe chiếm ƣu thế về số

lƣợng), sinh khối trong khoảng 0,5 - 1,5 g/m3. Trong thành phần giáp xác phù du, nhóm chân chèo Calanoida kém phát triển, chủ yếu là nhóm Cyclopoida. Các kết quả nghiên cứu năm 1996, 1997 của Đặng Thị Sy, Nguyễn Hữu Dụng (1997) [5] cho thấy trong mùa khô, mật độ ĐVN trung

bình trên 10.000 con/m3

. Trong mùa mƣa, mật độ thấp hơn, chỉ xấp xỉ 400 con/m3.

Từ số liệu thu đƣợc theo các đợt khảo sát, nhìn chung mật độ ĐVN có dao động lớn, luôn ở mức cao. Vào đợt IV, mật độ ĐVN cao nhất, dao động

từ 115.111-803.167 con/m3, trung bình đạt 363.076 con/m3

II, mật độ dao động từ 6.750-73.400 con/m3, trung bình đạt 38.966 con/m3

. Kết quả khảo sát trong đợt IV vào mùa khô tháng 11/2011 cho thấy mật độ ĐVN cao hơn hẳn các đợt khảo sát trong mùa mƣa trƣớc đó, đặc biệt là các khu vực gần các cống nƣớc thải. Mật độ ĐVN ở hồ Tây cao, dao động từ

6.750-803.167 con/m3, trong thành phần loài thƣờng thể hiện ƣu thế cao hơn

hẳn về mật độ của nhóm lồi ƣa mơi trƣờng phú dƣỡng trong nhóm Rotatoria, Copepoda.

Theo mặt rộng của hồ sự phân bố ĐVN có thể phân biệt làm các khu vực: các điểm khảo sát về phía Bắc hồ (phần hồ nhỏ) mật độ thƣờng thấp hơn các điểm khảo sát về phía Nam hồ (phần hồ lớn). Các khu vực gần các cống thải mật độ ĐVN thƣờng cao hơn hẳn so với vùng ven và giữa hồ, nguyên nhân chắc chắn có liên quan đến hiện trạng chất lƣợng nƣớc hồ.

Theo kết quả khảo sát cho thấy lƣợng mƣa trong khu vực có ảnh hƣởng rất lớn tới chế độ thủy văn của hồ, đến các yếu tố hóa lý mơi trƣờng nƣớc hồ và từ đó tác động đến sự phát triển của quần xã ĐVN hồ Tây. Thông thƣờng sau mỗi đợt mƣa lớn, nƣớc hồ đƣợc pha lỗng, mật độ ĐVN thƣờng có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên sau mƣa khoảng 5 - 7 ngày, ĐVN tăng nhanh do có điều kiện thuận lợi về môi trƣờng sống.

Từ số liệu thu đƣợc theo các đợt khảo sát, nhìn chung mật độ ĐVN dao động không lớn và ở mức vừa phải, không cao lắm. Mật độ ĐVN cao nhất vào khoảng 3.000 con/m3, trung bình đạt 2.500 con/m3và thấp nhất là 2.100 con/m3. Trong cấu trúc thành phần loài ƣu thế về mật độ thuộc về nhóm Copepoda, tiếp đến là Cladocera và Rotatoria, nhóm Ostracoda có mật độ thấp với tỷ lệ không đáng kể.

Trong thành phần các nhóm ĐVN hồ Tây có sự phát triển rất mạnh của các nhóm ăn lọc hữu cơ trong nhóm Trùng bánh xe đó làm cho mật độ chung của nhóm ĐVN tăng lên rất cao. Trong khi đó tổng số lồi trong thủy vực lại khơng lớn, vì vậy tính đa dạng về thành phần loài của ĐVN ở hồ Tây

là thấp. Đặc điểm này thể hiện tình trạng phú dƣỡng ở Hồ Tây và quần xã thủy sinh vật của hồ có sự phát triển mạnh về số lƣợng của một số nhóm lồi ƣu thế thích nghi với môi trƣờng phú dƣỡng.

Kết quả bảng 2 phần phụ lục cho thấy các loài ĐVN ghi nhận đƣợc là các lồi phổ biến, có phân bố rộng và thƣờng xuất hiện quanh năm. Qua các đợt khảo sát năm 2011 và đầu năm 2012, số lƣợng lồi ĐVN hầu nhƣ ít biến động, cấu trúc thành phần lồi cũng thay đổi rất ít. Kết quả này cũng phù hợp với đặc điểm một hồ kín với chế độ thủy văn khá ổn định nhƣ hồ Tây. Nhƣng đặc điểm hạn chế về thành phần loài ĐVN hồ Tây là kém đa dạng về thành phần, hầu hết là những lồi thích nghi với mơi trƣờng giàu muối hữu cơ, thƣờng xuất hiện ở các thủy vực bị nhiễm bẩn. Việc xuất hiện trùng bánh xe Rotatoria với số lƣợng lớn cùng một số loài trong nhóm Copepoda, Cladocera thƣờng là các nhóm lồi ƣu thế trong mơi trƣờng giàu dinh dƣỡng đó phần nào thể hiện mức độ phú dƣỡng của hồ Tây. Những loài ghi nhận đƣợc là những lồi phổ biến có phân bố rộng và thích nghi tốt với mơi trƣờng nƣớc tĩnh giàu muối dinh dƣỡng.

Mức độ biến động về thành phần loài theo mặt rộng và theo thời gian khảo sát của hồ là khơng lớn phản ánh đặc điểm về hình thái học và chế độ thủy văn, thủy lý, hóa học của hồ khá đồng nhất.

Do tổng số lồi trong thủy vực khơng lớn, vì vậy tính đa dạng về thành phần loài của ĐVN ở hồ Tây là thấp.

3.3.3. Diễn biến đa dạng nhóm ĐVĐ hồ Tây

Tập hợp một số kết quả nghiên cứu về đa dạng ĐVĐ ở hồ Tây đƣợc trình bày ở bảng 7 nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn biến đa dạng thành phần loài sinh vật của hệ sinh thái hồ tây (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)