6. Bố cục đề tài, luận văn
3.2. Giải pháp kỹ thuật, công nghệ quản lý tích hợp và đa chiều của hai cơ sở dữ
3.2.1. Giải pháp chuyển đổi các hệ thống bản đồ về hệ thống bản đồ nền địa hình
Theo mơ hình thiết kế cơ sở dữ liệu tích hợp thì cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn cơ bản vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐH-TVCB ĐBSCL) là nền, sau đó được tích hợp
với các cơ sở dữ liệu chuyên đề như đất đai, môi trường. Vì vậy giải pháp chuyển đổi các hệ thống bản đồ để tích hợp trong một hệ thống thống nhất được xem xét như sau: + Chuyển đổi các lớp thông tin bản đồ ở các hệ thống tọa độ khác nhau về một hệ
thống chung, chuyển hệ thống bản đồ chuyên đề đang ở các hệ tọa độ khác nhau về hệ tọa độ của cơ sở dữ liệu nền. Cụ thể ở đây là chuyển đổi các lớp thông tin cơ sở dữ liệu đất đai về hệ tọa độ VN-2000 quốc gia của cơ sở dữ liệu ĐH-TVCB ĐBSCL. Công cụ để chuyển đổi tọa độ có thể sử dụng các cơng cụ phần mềm hiện có (phần mềm của Cục Cơng nghệ Thơng tin - CIREN, phần mềm của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam), hoặc sử dụng các công cụ nắn bản đồ theo các điểm địa vật (MGE của Intergraph).
+ Thay đổi hệ tọa độ của các lớp thông tin chuyên đề về hệ tọa độ của cơ sở dữ liệu nền khi hoạt động trong một môi trường phần mềm, bản chất hệ tọa độ trong cơ sở dữ liệu được lưu trữ không thay đổi. Cách này trong GIS thường được gọi là On the fly projection. Phần lớn các phần mềm GIS hiện tại đều cho phép thực hiện chức năng này như MapInfo, ArcGIS.
Đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương pháp như sau:
+ Chuyển đổi về một hệ thống tọa độ chung: Đảm bảo tính đồng nhất của tồn bộ cơ sở dữ liệu tích hợp. Dữ liệu khi chuyển đổi có thể được xử lý (nắn chỉnh lại) để đảm bảo tính chính xác hơn về mặt vị trí giữa các lớp thông tin. Việc sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu đơn giản, dễ dàng. Nhược điểm là các lớp thông tin chuyên đề đã chuyển đổi tọa độ sau đó nếu được xử lý, cập nhật sẽ phải thực hiện trên hệ thống tọa độ mới, ảnh hưởng rất nhiều đến tích chất chuyên ngành của dữ liệu, và dữ liệu này sẽ không được coi là dữ liệu gốc mà chỉ là dữ liệu dẫn xuất.
+ Thay đổi hệ tọa độ On the fly Projection: Ưu điểm của giải pháp này là sử dụng dễ dàng, cho phép tích hợp rất nhanh chóng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau khơng phải xử lý việc nắn, chuyển, bảo toàn được dữ liệu gốc. Nhược điểm của giải pháp này là độ chính xác vị trí khơng cao, ảnh hưởng đến việc phân tích xử lý dữ liệu. Các chức năng phân tích xử lý khơng gian cũng bị hạn chế.
Đề tài, luận văn sử dụng phương án 2 trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp, mơ hình của cơ sở dữ liệu như sau:
Hình 3.1. Tích hợp các thành phần của cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu tích hợp gồm 3 cơ sở dữ liệu thành phần:
- Cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn cơ bản: Đây là cơ sở dữ liệu có tính nền làm cơ sở (khung - framework) để trình bày các lớp thơng tin bản đồ khác khau.
- Cơ sở dữ liệu đất đai: Gồm bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, các bản đồ chuyên đề khác về đất đai. Các lớp thông tin bản đồ sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu đất đai theo đúng hệ quy chiếu của hệ thống bản đồ đã được quy định (theo hệ tọa độ
địa phương) và quản lý bằng các phần mềm hệ thống thông tin đất đai. Tuy nhiên, để có thể tích hợp với cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn nền, lớp bản đồ này sẽ được hiển thị trên nền các lớp thông tin của cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn bằng phương pháp thay đổi hệ tọa độ “On the fly Projection” thông qua các phần mềm ArcGIS.
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường: Các lớp thông tin bản đồ Tài nguyên và Môi trường sẽ được xây dựng trên nền của cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn (theo hệ tọa độ của cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn) và quản lý bằng các phân hệ phần mềm Tài nguyên và Môi trường. Các tài liệu về Tài nguyên và Môi trường trước đây sẽ được chuyển đổi về tọa độ của cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn bằng phương pháp nắn tọa độ.