Về phát triển kinh tế xã hội bền vững sau chuyển mục đích sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2004 2012 trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 91 - 106)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

3.3 Một số giải pháp cụ thể đối với huyện Đông Anh

3.3.2 Về phát triển kinh tế xã hội bền vững sau chuyển mục đích sử dụng đất

dụng đất

- Tiếp tục chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch. Tiếp tục mở rộng quy mơ sản xuất các mơ hình đã có như các vùng trồng rau an toàn, hoa, cây cảnh, lúa chất lượng cao.... Chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, hỗ trợ các hộ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện đầu tư có hiệu quả hệ thống đường giao thơng nội đồng, cứng hóa kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập cho người nông dân.

- Hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ra đời và phát triển sản xuất kinh doanh; đồng thời tập trung chỉ đạo, triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Khuyến khích, tạo mơi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào Huyện. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các khu cơng nghiệp trên địa bàn. Hồn thành hạ tầng, tổ chức đấu thầu lựa chọn các nhà đầu tư, các hộ sản xuất kinh doanh vào sản xuất tập trung tại cụm làng nghề tập trung xã Vân Hà; đồng thời tập trung chỉ đạo khuyến khích các hộ làm nghề truyền thống. Chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh cơng nghiệp, an tồn trong sản xuất, phịng chống cháy nổ nhất là tại các làng nghề và cụm sản xuất cơng nghiệp tập trung.

- Hồn thành lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của trung tâm các xã: Xuân Nộn, Nam Hồng, Vân Nội, Hải Bối, Võng La, Đại Mạch, Kim Nỗ, Kim Chung, Xuân Canh, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Uy Nỗ.

- Tập trung triển khai lập quy hoạch chi tiết 2 bên đường Cao Lỗ, lập bản đồ Quy hoạch huyện Đông Anh dạng số hóa để quản lý bằng phần mềm. Tiếp tục phối hợp với Thành phố đề hoàn thành các đồ án quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết 2 bên đường Nhật Tân - Nội Bài. Tăng cường đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.

- Tăng cường công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng các cơng trình hạ và quản lý chất lượng các cơng trình đầu tư xây dựng trên địa bàn.

- Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác GPMB, tập trung chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại trong công tác GPMB đối với các dự án Trung ương, Thành phố và Huyện đang triển khai, thực hiện trên địa bàn; đồng thời tập trung chỉ đạo cơng tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án mới đảm bảo cho các dự án triển khai đúng kế hoạch, đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ và đúng pháp luật.

- Tập trung quyết liệt trong công tác xây dựng nông thôn mới, hồn thành cơng tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp theo quy định.

- Để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:

+ Phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, nghề phi nông nghiệp; Mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho dân cư để tạo nhiều việc làm trong lĩnh vực này.

+ Có chính sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thương mại…

+ Có chính sách hỗ trợ khuyến khích người lao động tích cực tham gia vào các lớp ứng dụng cơng nghệ mới.

+ Chính quyền địa phương kết hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí hoặc chi phí thấp cho lao động tuổi 35 trở lên để giúp họ tạo việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

- Chính quyền huyện, xã cần chủ động định hướng cho người dân sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn Huyện; nâng cao chất lượng các dịch vụ đô thị như: vận chuyển rác thải, cấp nước sạch, cấp điện, chăm sóc bảo trì cây xanh, đèn đường. Quan tâm xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm nguồn nước, khơng khí tại các Khu cơng nghiệp, Cụm cơng nghiệp, làng nghề truyền thống ...

- Đến nay trên địa bàn huyện đa số các xã vẫn chưa có nước sạch để sử dụng, chính vì vậy huyện cũng như thành phố Hà Nội cần tiến hành triển khai quy hoạch hệ thống nước sạch trên địa bàn huyện. Hoàn thiện việc cấp nước sạch sẽ đảm bảo sức khỏe cho người dân khỏi chịu ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá tình hình chuyển đổi đất mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội rút ra một số kết luận sau:

1. Đơng Anh là huyện có tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa khá nhanh trong giai đoạn 2004 – 2012. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện quản lý tăng bình quân 8,42 %/năm, trong đó: Cơng nghiệp – xây dựng cơ bản tăng 6,72%, thương mại - dịch vụ 10,91%, nông nghiệp 2,99%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp – xây dựng cơ bản và giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp. Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển hạ tầng xã hội dẫn đến nhu cầu chuyển đổi một diện tích lớn đất nơng nghiệp sang các mục đích phi nơng nghiệp. Trong giai đoạn này trên địa bàn huyện Đơng Anh đã có 851,7 ha đất nơng nghiệp đã được chuyển đổi mục đích sử dụng. Tính trung bình mỗi năm, trên địa bàn huyện chuyển đổi 106,5 ha đất nông nghiệp.

2. Từ nghiên cứu tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến việc làm và điều kiện sống của người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện và cụ thể tại một số dự án điển hình cho thấy:

- Việc thu hồi đất nơng nghiệp trên địa bàn dẫn đến một bộ phận dân cư mất đất sản xuất. Điều này làm cho tỷ lệ lao động khơng có việc làm tăng mạnh, người nơng dân mất đất nơng nghiệp phải chủ động tìm kiếm cơng việc mới để duy trì nhu cầu tối thiểu của gia đình.

- Việc sở hữu tiền bồi thường, hỗ trợ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các nhu cầu vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, phần lớn số tiền đền bù được sử dụng cho mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng cho gia đình,… ít người đầu tư cho học hành hay chuyển đổi nghề. Việc sử dụng tiền bồi thường như vậy sẽ tiềm ẩn những điều bất ổn về thu nhập, điều kiện sống khi những vấn đề xã hội nảy sinh, khi nếp sống hiện tại không phù

hợp với khả năng tài chính của họ.

- Bên cạnh những tác động tích cực trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp cũng cịn những tác động tiêu cực đến điều kiện sống của người dân như vấn đề ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Điều này khơng những gây nên sự bất ổn cho xã hội mà cịn có tác động khơng nhỏ đến suy nghĩ, niềm tin của những người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi.

3. Các cấp chính quyền từ thành phố, huyện và xã đã có những sự quan

tâm trong việc vận dụng các chính sách để giải quyết các vấn đề về bồi thường, hỗ trợ tạo việc làm ổn định đời sống của người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi. Tuy nhiên, hiệu quả của những chính sách này chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu lao động cho người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi và vẫn đang là vấn đề bức xúc của người dân.

4. Từ thực trạng cơng tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp gồm: nâng cao chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ GPMB; làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC; chú trọng việc đào tạo, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất. Phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, nghề phi nơng nghiệp; Có chính sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thương mại…Chính quyền địa phương kết hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí hoặc chi phí thấp cho lao động tuổi 35 trở lên để giúp họ tạo việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; Tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn Huyện; nâng cao chất lượng các dịch vụ đô thị như: vận chuyển rác thải, cấp nước sạch, cấp điện, chăm sóc bảo trì cây xanh, đèn đường. Quan tâm xử lý triệt để vấn đề ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí tại các Khu cơng nghiệp, Cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống.

2. KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tới, một số điểm sau cần được quan tâm giải quyết:

- Các cơ quan chức năng cần có điều tra, thăm dị tâm lý, nguyện vọng của người nông dân trước khi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp.

- Cần có những nghiên cứu về những biến đổi trong tâm lý xã hội về vấn đề lao động, việc làm, sự thích ứng của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp chi tiết trên địa bàn các xã, huyện.

- Để có hệ thống các giải pháp cụ thể về giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người có đất nơng nghiệp bị thu hồi, cần sớm có những nghiên cứu thêm về tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn các xã ngoại thành Hà Nội.

- Về cơ chế chính sách: Cần trú trọng tăng tỷ lệ đầu tư cho vấn đề đào tạo nghề, cần có hỗ trợ ưu tiêng riêng biệt đối với nhóm lao động dưới 35 tuổi. Thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo nghề công lập, xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc hỗ trợ, đào tạo nghề, tăng mức hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất bằng hình thức miễn giảm học phí. Chính quyền địa phương cần có định hướng cho người dân sử dụng tiền bồi thường một cách hiệu quả đồng thời cần đẩy mạnh thơng tin tun truyền và nâng cao vai trị của các đơn vị đoàn, đội, các tổ chức tại địa phương.

- Về tổ chức và quản lý: Phải có sự gắn kết giữa các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành với chiến lược đào tạo nghề. Khắc phục triệt để tình trạng “quy hoạch treo” đối với các dự án trên địa bàn, đồng thời các cấp chính quyền huyện, xã cần nắm rõ tình trạng lao động, việc làm ở những khu vực có đất nơng nghiệp bị thu hồi, có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với lao động của địa phương, từ đó thành phố cần xây dựng các đề án, chương trình đào tạo nghề cho từng giai đoạn cụ thể.

công tác chỉ đạo và thực hiện, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong thu hồi đất cũng như giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (1993), Nghị định số 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nơng nghiệp.

2. Chính phủ (1994), Nghị định số 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị.

3. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ: Về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào

mục đích an ninh, quốc phịng, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng.

4. Chính phủ (2000), Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 của Chính phủ về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai

5. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của

Chính phủ: Về thi hành LĐĐ năm 2003.

6. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của

Chính phủ: Về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

7. Chính phủ (2004), Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của

Chính phủ: Về thu tiền sử dụng đất.

8. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ: Về quy định bổ sung cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất, thu

hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất.

9. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ: Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư.

10. Chi cục thống kê Đông Anh, niên giám thống kê huyện Đông Anh năm 2005, 2006; 2007,2008; 2009, 2010, 2011,2013.

11. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, niên giám thống kê Thành phố Hà Nội các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

13. Quốc Hội (1998), Luật đất đai sửa đổi số 10/1998/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1993.

14. Quốc Hội (2001), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai. 15. Quốc Hội (2013), Luật đất đai ngày 29/11/2013.

16. UBND huyện Đông Anh, Báo cáo kinh tế xã hội các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011,2012, 2013, 2014.

17. UBND huyện Đông Anh (2005), Báo cáo kế hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh đến năm 2015.

18. UBND Thành phố Hà Nội (2005), Quyết định số Số 26/2005/QĐ-UB ngày ngày 18 tháng 02 năm 2005 Quyết định của ủy ban nhân dân Thành phố về việc: ban hành "Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội".

19. UBND Thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số Số 18/2008/QĐ- UBND ngày ngày 29 tháng 9 năm 2008 Quyết định của ủy ban nhân dân Thành phố về việc: ban hành "Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội".

20. UBND Thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số Số 108/2009/QĐ- UBND ngày ngày 29 tháng 9 năm 2009 Quyết định của ủy ban nhân dân Thành phố về việc: ban hành "Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội".

Internet:

21. Thư viện học liệu mở Việt Nam, đơ thị hóa, http://voer.edu.vn truy cập ngày 22/3/2014 hồi 9h 00.

22. Đại học quốc gia Hà Nội, đơ thị hóa, thực trạng và giải pháp, http://

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2004 2012 trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 91 - 106)