CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tai biến bồi tụ xói lở khu vực cửa tam quan, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 33 - 38)

1.2.1. Phương pháp pháp thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu

Tất cả những tài liệu thu thập được cần được tổng hợp, phân tích và đưa ra các nội dung, số liệu cần thiết cho bài báo cáo cuối cùng. Đây là phương pháp khơng phức tạp nhưng địi hỏi khả năng tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu một cách logic và khoa học. Qua đó, sử dụng hiệu quả các nguồn tài liệu từ các đợt thực địa và tài liệu thu thập, kế thừa trong các giai đoạn trước.

Bằng các phương pháp tổng hợp, xử lý, kế thừa các số liệu, tài liệu, học viên đã tiến hành phân tích, so sánh đánh giá để xác định những đặc điểm, tính đặc trưng phù hợp với từng nội dung nghiên cứu.

1.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Thực địa là khâu quan trọng, nó giúp chúng ta nắm bắt đối tượng nghiên cứu một cách sát thực nhất, để từ đó có các nhận định đúng đắn trong vấn đề nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành hai đợt khảo sát thực địa trong vùng nghiên cứu nhằm tìm hiểu về đời sống người dân, hoạt động nhân sinh của người dân trong vùng và ghi lại những quan sát của người dân từ trước tới nay về sự bồi lấp và xói lở ở cửa Tam Quan. Đồng thời ghi nhận lại các vị trí các điểm bồi tụ - xói lở mạnh.

Cơng cụ hỗ trợ q trình điều tra, khảo sát thực địa bao gồm:

- Định vị tọa độ điểm, tuyến khảo sát và các điểm bồi tụ - xói lở mạnh bằng GPS Garmin 62 sai số ± 3 m và Garmin 72 sai số ± 5 m., hệ toạ độ sử dụng nghiên cứu là Vn2000 múi 6 và UTM zone 49.

- Đo khoảng cách bằng ống ngắm khoảng cách Nikon laser 550AS và thước dây. Trong đó, ống ngắm Nikon 550 AS có khoảng cách đo từ 10 đến 500 m sai số 0.5 m. Thước dây được sử dụng đo khoảng cách nhỏ hơn 10 m và sai số 0.01 m.

- Máy ảnh: Chụp và quay lại tư liệu phục vụ báo cáo - Phiếu điều tra, phỏng vấn

Công việc cụ thể trong từng đợt điều tra:

 Đợt điều tra khảo sát lần thứ nhất:10/2013.

Các nội dung thực hiện

-Phỏng vấn trực tiếp người dân đi tàu thuyền nhiều năm tại địa phương hoặc những vùng lân cận neo đậu tàu, thuyền tại cửa Tam Quan (có thể là chủ tàu hoặc khơng) theo mẫu phiếu.

-Chụp hình, quay video làm tư liệu nghiên cứu

- Định điểm, xác định tọa độ các điểm khảo sát

- Quan sát, chụp ảnh các điểm bị bồi lấp – xói lở mạnh

- Ra bãi đậu tàu thuyền, phỏng vấn các ngư dân vừa đi đánh bắt về.

- Đi phỏng vấn các ngư dân có kinh nghiệm đi biển lâu năm theo sự giới thiệu của người dân và chính quyền địa phương.

Hình 1. 3. Khảo sát thực địa tại cửa Tam Quan, tỉnh Bình Định

Ảnh: Quách Thị Vân Anh, 2013

Đợt điều tra khảo sát lần thứ hai: 3/2014

Trong đợt khảo sát này học viên chủ yếu tiến hành các điều tra về môi trường khu vực nghiên cứu. Để thực hiện, học viên đã tiến hành lập phiếu điều tra về hiện trạng môi trường cũng như những hậu quả do q trình bồi tụ - xói lở gây ra. Từ đó đưa ra những đánh giá về tác động của q trình bồi tu – xói lở tới mơi trường sống của người dân và ngược lại.

Đồng thời, trong đợt thực địa này, học viên đã thu thập và ghi nhận thêm những tư liệu về q trình bồi tụ - xói lở trong khu vực nghiên cứu, góp phần củng cố thêm luận chứng cơ sở khoa học cho các nghiên cứu.

1.2.3. Phương pháp mơ hình tốn

Mơ hình tốn (mathematical model) là sự biểu diễn bằng tốn học một tình huống hay đối tượng thực tế, đảm bảo độ tin cậy trong xác lập bản chất của tình huống hay đối tượng đó, đồng thời việc nghiên cứu được tiến hành dễ dàng hơn so với trực tiếp trên các đối tượng thực. Trước đây, việc nghiên cứu biến động bờ biển

được dựa chủ yếu vào kinh nghiệm thu được từ các trường hợp tương tự đã diễn ra trong quá khứ và các kết quả thu được từ thí nghiệm mơ hình thuỷ lực. Tuy nhiên, mơ hình này chưa thật sự hiệu quả mà cịn địi hỏi chi phí tốn kém, mất rất nhiều thời gian và cơng sức để thực hiện.

Những thiếu sót của các phương pháp trên từ lâu đã được nhận thấy và cùng với sự phát triển của máy tính điện tử, phương pháp mơ hình tốn đã và đang thay thế các phương pháp truyền thống này. Việc áp dụng mơ hình tốn ngày nay lại càng được đẩy mạnh trước những đòi hỏi cao về độ chính xác trong dự báo sự biến đổi của đường bờ biển dưới ảnh hưởng của các hoạt động nhân sinh.

Trong nghiên cứu biến động đường bờ biển, dựa vào đối tượng và phương pháp mơ hình hố, các mơ hình tốn được chia thành 2 nhóm: mơ hình đường (line model) hay mơ hình đường bờ và mơ hình 3 chiều. Hai nhóm mơ hình này đều có các ưu nhược điểm riêng. Các mơ hình đường được sử dụng nhiều trong thực tế, tương đối đơn giản, dễ áp dụng cho nhiều trường hợp thực tế, khơng địi hỏi nhiều thời gian tính tốn. Tuy nhiên, mơ hình đường khơng dự báo được sự biến đổi của địa hình đáy. Mơ hình ba chiều khắc phục được nhược điểm này nhưng địi hỏi nhiều thời gian tính tốn và cịn ít được kiểm chứng bằng thực tế. Do vậy mơ hình ba chiều chỉ được áp dụng cho các trường hợp có khoảng khơng gian và thời gian đủ nhỏ (hình 1.4).

Cơn bÃo Tháng 1-5 năm 5-10 năm 10-20 năm

Mơ h×nh ba chiỊu Mơ hình một đ-ờng Mơ hình 2 đ-ờng Mơ hỡnh ln (macro) Quy mô thời gian

Q u y m ô k h ô n g g ia n Tr m m ét V ài k m 10 km

n nay, các mơ hình tốn đã được ứng dụng ở nhiều khâu khác nhau, giải quyết các vấn đề liên quan đến biến động đường bờ. Trong những trường hợp này, khi tính tốn định lượng, các mơ hình tốn phân tích biến động đường bờ chủ yếu xử lý các biến trạng thái và không thể đề cập đầy đủ được tất cả các yếu tố tác động cũng như sự tương tác giữa các yếu tố. Vì vậy, để mơ hình hố đầy đủ diễn biến của hệ thống, nhiều mơ hình tốn giải quyết các vấn đề khác nhau đã được học viên áp dụng (bảng 1.2).

Bảng 1. 2. Các mơ hình tốn sử dụng trong luận văn

TT Đặc điểm mơ hình Tác giả 1 Mơ hình tổng qt tính cán cân bồi tích Đỗ Minh Đức, 2004 2 Phân tích biến động đường bờ Dean & Work (1993)

3 Biến động đường bờ do dâng cao mực

nước biển Bruun (1962)

4 Biến động đường bờ do bão Kriebel & Dean (1993)

1.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu bản đồ và hệ thống thông tin GIS

Phương pháp hệ thông tin địa lý (Geographic information system - GIS) được sử dụng xác định biến động đường bờ biển bằng cách chồng chập các lớp thơng tin Hình vệ tinh và bản đồ địa hình ở các khoảng thời gian khác nhau, nhằm xác định vị trí bờ biển trong quá khứ và sự biến đổi địa hình theo khơng gian và thời gian.

Phương pháp viễn thám và GIS là phương pháp hữu ích trong nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và dự báo biến động mơi trường, trong đó rất có ý nghĩa đối với nghiên cứu xói lở - bồi tụ đới ven biển. Các thế hệ ảnh vệ tinh, ảnh máy bay được chụp và các hệ thống bản đồ đo vẽ trong các thời gian khác nhau là cơ sở quan trọng trong công tác nghiên cứu. Đặc trưng của GIS có khả năng lưu trữ và xử lý một tập hợp lớn lượng thơng tin khơng gian và thuộc tính của nó, tập hợp thơng tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau về nội dung, định dạng, lưới chiếu, tỷ lệ, khả năng chồng chập... tạo nên một cơ sở dữ liệu thống nhất và sử dụng chúng dễ dàng.

Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã sử dụng công cụ GIS rất nhiều trong q trình phân tích biến động đường bờ nhằm phân tích đặc điểm bồi tụ - xói lở khu vực nghiên cứu.

Chương 2 – CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH BỒI TỤ - XĨI LỞ KHU VỰC CỬA TAM QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tai biến bồi tụ xói lở khu vực cửa tam quan, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)