CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4.2. Chức năng thúc đẩy phát triển kinh tế và nguồn lực con người, bền vững về
vững về mặt sinh thái và văn hóa xã hội
Khu HST rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An có tổng diện tích đất đai tự nhiên bao gồm cả vùng lõi và vùng đệm gần 400 000 ha, số dân gần 200 000 người sẽ gắn kết những giá trị tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan, truyền thống văn hóa góp phần phát triển kinh tế đảm bảo xây dựng thành công chiến lược phát triển bền vững của đất nước.
Mặt khác, HST rừng đầu nguồn được đánh giá là một trong những tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên trong toàn vùng rất đa dạng và phong phú. Du khách có thể khám phá những giá trị cảnh quan rất phong phú đặc sắc của toàn vùng từ Pù Hoạt xuống Pù Huống và tới Pù Mát và đan xen nhiều nền văn hóa ven sơng suối. Đây chính là những giá trị cảnh quan thiên nhiên và giá trị bản sắc các nền văn hóa gắn liền với tiềm năng du lịch mà vẫn chưa được khai thác.
Một số chính sách của địa phương đã khuyến khích phát triển du lịch sinh thái lồng ghép các nội dung du lịch văn hóa, có sự tham gia đích thực của các cộng đồng tộc người bản địa, là một trong những thế mạnh thúc đẩy phát triển bền vững
toàn vùng. Hoạt động du lịch với các mục tiêu nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống đem lại những lợi ích an sinh thực sự cho địa phương có Khu dự trữ sinh quyển. Các hoạt động này đang góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn và tôn tạo những cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, các nguồn gen nhiều lồi q hiếm.
Chính cơng việc bảo tồn sẽ trợ giúp cho phát triển kinh tế. Với diện tích rừng rộng lớn phân bố vùng đầu nguồn, HST rừng đầu nguồn của tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ mơi trường và phịng hộ đầu nguồn cho sông Cả và sông Hiếu bên cạnh chức năng kiểm soát lũ lụt hạn hán và bảo vệ cơng trình cơ sở hạ tầng vùng hạ lưu các con sông này.